Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Kim Lăng tháp tàng bi

Kim Lăng tháp tàng bi
Lưu Bá Ôn
金陵塔藏碑
Kim Lăng tháp tàng bi
 
拆去金陵塔關門自己殺日出東月落西(按即日本發動侵華)
Phiên âm
Sách khứ Kim Lăng tháp, quan môn tự kỷ sát; Nhật xuất Đông, Nguyệt lạc Tây. (án tức Nhật Bản phát động xâm Hoa)
Tạm dịch
Đập bỏ tháp Kim Lăng, cửa quan mình tự giết mình; Mặt Trời mọc ở đằng Đông, Mặt Trăng lặn ở đằng Tây. (theo đó là Nhật Bản phát động xâm lược Trung Hoa)
 
胡兒故鄊起烽煙(九一八瀋陽事變胡兒指滿)
Phiên âm
Hồ nhi cố hương khởi phong yên. (Cửu Nhất Bát Thẩm Dương sự biến, Hồ nhi chỉ Mãn)
Tạm dịch
Quê cũ của người Hồ bùng lửa khói. (sự biến Thẩm Dương ngày 18 tháng 9 năm 1931 , Hồ nhi là chỉ Mãn)
草弓何優柔目覩江山(一作河)落夷手(時國內未靖戰力相差遠甚蒋委員長忍辱負重故意懷柔張長官亦以無法抵抗退入關內草弓指蒋張二姓)
Phiên âm
Thảo Cung hà ưu nhu, mục đổ giang sơn (nhất tác hà) lạc di thủ. (thời quốc nội vị tĩnh, chiến lực tương sai viễn thậm, Tưởng ủy viên trưởng nhẫn nhục phụ trọng, cố ý hoài nhu; Trương trưởng quan diệc dĩ vô pháp để kháng, thoái nhập quan nội. Thảo Cung chỉ Tưởng Trương nhị tính)
Tạm dịch
Cung Cỏ sao mềm yếu, mắt nhìn non sông rơi vào tay người Di. (chữ “sơn” có bản chép là “hà”) (Trong nước chưa yên, sức chiến đấu khác nhau rất xa, Ủy viên trưởng họ Tưởng nhẫn nhục gánh vác trọng trách, lại có ý yếu mềm; Trưởng quan họ Trương không có cách nào chống lại, lùi vào nội địa. Thảo Cung là chỉ hai họ Tưởng và Trương.)
[Chữ Tưởng có Thảo đầu, chữ Trương có chữ Cung . Tưởng là Tưởng Trung Chính 蔣中正, Trương là Trương Phát Khuê 張發奎.]
 
冬盡江南萬古愁(一作憂)繁華忽變瓦爍邱(卄一年一二八滬戰之後反日空氣日趨繁張繼之以西安事變致日本侵華政策益形積極迨七七盧溝橋及八一三上海戰事發生國府乃明令抗戰是年冬末金陵蘇杭等地相繼渝陷敵日到處燒殺江南首善之區盡成邱墟)
Phiên âm
Đông tận Giang Nam vạn cổ sầu (nhất tác ưu), phồn hoa hốt biến ngõa thước khâu. (Nhập nhất niên nhất nhị bát Hộ chiến chi hậu, phản Nhật không khí nhật xu phồn trương. Kế chi dĩ Tây An sự biến, trí Nhật Bản xâm Hoa chính sách ích hình tích cực, đãi thất thất Lư Câu Kiều cập bát nhất tam Thượng Hải chiến sự phát sinh, Quốc phủ nãi minh lệnh kháng chiến. Thị niên đông mạt, Kim Lăng, Tô, Hàng đẳng địa tương kế du hãm, địch nhật đáo xứ thiêu sát, Giang Nam thủ thiện chi khu tận thành khâu hư)
Tạm dịch
Hết mùa đông, Giang Nam buồn muôn đời; đông vui đẹp đẽ chợt trở thành đống ngói vụn. (chữ “sầu” có bản chép là chữ “ưu”) (ngày 28 tháng 1 năm Dân Quốc thứ 21, 1932, sau chiến sự Thượng Hải, không khí chống Nhật ngày một dâng cao. Tiếp theo là Tây An sự biến, đến chính sách xâm lược Trung Hoa của Nhật bản được đẩy mạnh, đến sự kiện Lư Câu Kiều ngày 7-7-1937 và trận chiến Thượng Hải ngày 13-8-1937, Chính phủ Quốc Dân đảng mới ban lệnh kháng chiến rõ ràng. Cuối mùa đông năm ấy, 1937, các địa phương Kim Lăng, Giang Tô, Hàng Châu bị phá, ngày quân địch đến nơi đốt giết, khu vực đứng đầu của Giang Nam thành đống gạch vụn.)  
 
囘天一二九引起白日結深仇(三十年十二月八日美領珍珠港被襲翌日即對日宣戰白日者蓋白種人與日人之謂)
Phiên âm
Hồi thiên Nhất Nhị Cửu dẫn khởi, Bạch Nhật kết thâm cừu. (tam thập niên thập nhị nguyệt bát nhật, Mỹ lĩnh Trân Châu cảng bị tập dực nhật, tức đối Nhật tuyên chiến. Bạch Nhật giả, cái bạch chủng nhân dữ Nhật nhân chi vị.)
Tạm dịch
Quay về Trời, Một, Hai, Chín bắt đầu dấy lên, Mặt Trời Trắng kết mối thù sâu. (ngày 8 tháng 12 Dân Quốc năm thứ 30, 1941, là ngày Trân Châu cảng do Mỹ quản  lý bị tấn công bất ngờ, Mỹ bèn tuyên chiến với Nhật. Người Bạch Nhật, là cách người da trắng gọi người Nhật.)
[1+2+9=12 chỉ tháng 12; 1+29=30 chỉ Dân Quốc năm thứ 30. Theo chú của Chu Tiếu Cầm là ngày 8-12-1941, đấy là theo giờ Nhật Bản, theo giờ Hawaii là từ sáng sớm đến trưa ngày 7-12-1941 ]
 

眼見日西休(日寇入境我國民正府遷都重慶敵蹤所至中原達十五行省飛機轟炸遍及全國雖抱抗戰到底之决心然太平洋戰起實爲一大轉捩點终使日人敗降)

Phiên âm
Nhãn kiến Nhật hưu tây (Nhật khấu nhập cảnh, ngã Quốc Dân chính phủ thiên đô Trùng Khánh. Địch tung sở chí trung nguyên đạt thập ngũ hàng tỉnh, phi cơ oanh tạc biến cập toàn quốc. Tuy bão kháng chiến đáo để chi quyết tâm, nhiên Thái Bình Dương chiến khởi, thực vi nhất đại chuyển liệt điểm, chung sử Nhật nhân bại hàng.)
Tạm dịch
Mắt nhìn thấy Mặt Trời lặn về đằng tây. (Giặc Nhật vào cướp phá, Quốc Dân chính phủ của ta dời đô đến Trùng Khánh. Dấu chân giặc in dấu 15 tỉnh ở trung nguyên, máy bay ném bom khắp nơi trong cả nước. Tuy mang quyết tâm kháng chiến đến cùng, nhưng chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, đấy mới thực sự là điểm bản lề dẫn đến thay đổi lớn, cuối cùng làm cho Nhật phải chịu thua.)
 
右文於民國十七年至二十年間遍傳各地謂係十六年丁卯國民正府奠都南京拆除明建金陵塔以闢中山大道見下有鐫字石中多隱語殊難素解乃明誠意伯劉基所置云云至今抗戰勝利河山光復偶讀舊文按諸二十年來史實竟一一相符天人造化聖賢所究吾人適逢其會得證其非妄寜非快事風雨無聊爲加按語與同好者多一談助何如丙戌秋日海寧朱肖琴氏識
Phiên âm
Hữu văn, ư Dân Quốc thập thất niên chí nhị thập niên gian, biến truyền các địa. Vị hệ thập lục niên Đinh Mão, Quốc Dân chính phủ điện đô Nam Kinh. Sách trừ Minh kiến Kim Lăng tháp dĩ tịch Trung Sơn đại đạo. Kiến hạ hữu thuyên tự thạch, trung đa ẩn ngữ thù nan sách giải. Nãi Minh Thành Ý bá Lưu Cơ sở trí .. v.  v .. Chí kim kháng chiến thắng lợi, hà sơn quang phục. Ngẫu độc cựu văn, án chư nhị thập lai niên sử, thực cánh nhất nhất tương phù. Thiên nhân tạo hóa Thánh Hiền sở cứu. Ngô nhân đích phùng kỳ hội, đắc chứng kỳ phi vọng. Ninh phi khoái sự, phong vũ vô liêu, vi gia án ngữ, dữ đồng hiếu giả, đa nhất đàm trợ hà như. Bính Tuất thu nhật, Hải Ninh, Chu Tiếu Cầm thị chí.
Tạm dịch
Bản văn này, ở trong khoảng từ Dân Quốc năm 17 đến năm 20, lan truyền các nơi. Nói rằng Dân Quốc thứ 16 năm Đinh Mão, Chính phủ Quốc Dân lấy Nam Kinh làm thủ đô. Dỡ bỏ tòa tháp Kim Lăng làm từ thời Minh, để mở con đường lớn Trung Sơn. Thấy ở dưới tháp có tảng đá khắc chữ, trong đó là các câu đố khó giải, vốn do Thành Ý bá Lưu Cơ đời Minh đặt ở đấy .. v .. v .. Đến nay kháng chiến thắng lợi, đất nước trở lại sáng sủa. Chợt đọc văn xưa, theo như các việc xảy ra trong 20 năm trở lại đây, thực là đều ăn khớp. Thiên nhân tạo hóa các bậc Thánh hiền đã xem xét. Tôi là người sống trong lúc ấy, được chứng thực không phải xằng bậy. Nay nhân lúc nhàn rỗi, làm thêm lời thuyết minh các sự việc, cùng với người ưa thích bộ môn này, giúp thêm ít nhiều lời bàn xem sao!
Ngày mùa Thu năm Bính Tuất, 1946, người ở Hải Ninh, là Chu Tiếu Cầm ghi chép.
 
[Tương truyền, Lưu Bá Ôn thời Minh, theo mệnh vua, dựng một số tòa tháp rải rác ở Lĩnh Ngoại, nhằm trấn áp Vương Khí, chống việc Đại Minh bị xâm chiếm từ hướng Đông, Nam. Có nhà nghiên cứu hiện nay ở Tàu bình luận rằng: không nhẽ vài ngọn tháp nhỏ nhoi đó mà lại thay đổi được Vận Trời ư? Chúng tôi chưa khảo chứng được ngọn tháp Kim Lăng có nằm trong số các ngọn tháp ấy không.
Trong ngoặc đơn là chú giải của Chu Tiếu Cầm, trong móc vuông là chúng tôi tạm chú thích.]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét