Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Sấm ký Trạng Trình bản chữ Nôm

Sấm ký bí truyền
(Bản thư viện quốc gia Việt Nam)

讖記秘傳 - 程國公所制
渃南常固聖才
山河凭達氽埃𤑟𤉜
箕島嶺怒珥河
几玉坦浽甌鐄𡗶朱
学格物買𢲛典准
劄記爫沒本䀡制
閍𢆥共𤳷𢚸𡗶
推透買別事𠁀樣包
酉埃固鐄𠦳𢭂忽
共庄朱別率事𠁀
先皇自𠓀𨷑𠑖
(丁公著之子)
旗蘆習陣台𠁀治民
買特𨑮𠄩餘春
黎家繼治賒𧵆欧歌
(太祖)
傳㐌特𢽼𨑮𢆥禮
典陳朝芾几乱台
讖云
杜釋弒丁丁黎家出聖明
𠑖𡗶傳典李𠉞
(九口古法人自立代黎字李公蕴乃天子生有聖 瑞讖云 禾刀木落十八子成之兆)
昇龍八葉細日翌分
昭皇罗妸女君
貪皮顔色𢭂陳太尊
𨑮𠄩𠁀沒𢚸仁厚
𤾓𠤩𨑮到己卯年
東阿準意群𥾽
季犛僣窃䀡連歌吟
大卢特𨑮𠔭𢆥
至后二帝吏針復回
耒𦋦別 .. 𡗶渚𥚯
黎太祖起义藍山
(諱利得神劍中於海地中起柳捉義黄福假称陳後在位三年)
𨑮𠁀𠑖御皚鐄
吏沛莫氏抬殘京都
(莫登庸古斎人莫挺之十七孫)
初爫力士都油
𡗶朱𨕭治爫𤤰沒𠁀
𦒹𨑮𢆥不再回
宋山准意固屯石公
(即阮石金也)
定謀扶立裕尊
扶黎滅莫莫雄埃當
吏侯秉政槊山
鄭王弄召𠑖鐄(..)
西山矗矗撟𦋦
光中取黎滅鄭
驗占世俗吟罗讖言
鄭存黎在鄭敗黎亡
呐沒𠃣矯群倍擬
抵𡢐尼愚鄙特䀡
讖記云
頭吒𥙩典真𡥵𦉱𨑮𢆥𧷺喝数辰傕
吒𡮈頭𡥵𡮈真, 芾埃固別僞君扲權
附元正統罕灰
阮字
腰羝吏沛默媒貝羝
女抵昂育中华
爫朱天下坤皮爫咹
㹥𢜠(戌年)主𪃿(酉年)強局作
諺云酉年西洋經營。又讖云
㹥𨤔𡳪𢜠聖主𤞼咹奴愠案吏制
𤞼咹奴他𤝞
(子年天下革政)
㐌計罗𠁀盛治
麻天下牢抵爫𠄩
𠊛兑奴恃𡗋才
(即西洋人)
麻朱𠊛楚支排府枝
𤳄秦王幽迷拯別
耒番尼羝吏𤄌羝
典欺火 尽兵疲
陰兵於𡨌起辰別牢
(亥年陰乱)
𡗶朱埃拁刀折鬼
泣𠁑𡗶平治鬼墟
埃曾救𡥵疎沙汫
(言人民塗炭
篤沒𢚸争戰破饒
閍民𠹾苦歐愁
計餘二五買候救朱
易二五與九五同宜看
准東南罗垆苦隘
另朱賒矯沛兵刀
北方奇实帝京
唒𨉓渚易唒名特芾
(巴且)眉罗𨅸英豪
另爫牢特約呦𣈘𣈜
𨁏蠻𨖲𣦍嵿幽山
(言天下賢才退藏
承機耒買浽干復仇
汰罗軍復詧汰汰
𢚸𡗶埃乃別牢
諺云
卯酉猪年皆未及
来年六七正明君
洪圖三百年天下
國祚綿長總萬..
又云
猴到鷄年起戰戈
誰知天下轉如車
英雄如草芥
將士尽消磨
破田天子出
半子定山河
𪃴箕边墻侯𣌋嘅
拯腰𦋦意𥙩不平
卯酉年之乱
又云
亥月鬼猴出
群方皆盜賊
百姓被凶殃
魔王刹鬼將
皇天誅 魔王
水中藏宝蓋
此是聖人鄕
又云囯語讖云
沒盎𩄲𩇢沐𡨌𡗶
䀡𠊟伩𡮈打饒制
天下𨑮分群固沒
包除白齒買𦋦𠁀
(圣人出白齒寺)
柴僧𨸈渃𡗶庄报
𧡊尾星尼辰討朱毛
星見於翼軫之分首西尾東
渚群貪𧵑貪𢀭
尋尼三險底侯隐身
天時地利人和太原图山
騰江准意拱𧵆
金牛滝意拱𧵆准尼
巴蜀沒﨏𡎝𡗶
太原沒帶罗尼駐行
𦊚皮𡶀跢木撐
固塘小陌連𨉟埃能
𦊚務䀡𡶀个核
除朱堯舜𣈗𣈙仕能
陳爲堯阮爲舜陳家授之阮民
本孛出於㐌迟
撰渚特𣈗𦋦救萬民
意罗恬出聖人
係罗渚別辰覘朱詳
𡦂浪固麝自然香
固易尋常䗋𧆄半謠
旱𥹰㐌固湄𩆋
倍之蕯渃噋嗃𦓿耡
早求罕共特湄
帆揚﨤𩙋𦓿耡﨤干
辰尼聖出坎方
事㐌他訴詳拯路沛埃
辰罗天運輪迴
天愁地惨𢚸𠊛渚安
子年三春不見日月
𡗶差鬼使撰塘
抵朱圣出坎方辰尼
倍之𢵋智𦋦𢬣
𠊛倍爫𡆫些仕耨制
推䀡朱別事𠁀
讖記買𠳒固寔拯訛
油埃拯別𢗼賒
用特花符𥙩𧆄爫輕
花符即讖云
彗星出龍蛇
神出九九家
牛馬天下動
(假土也)
丁下乃東阿
見之即聖人
又云
螂打捕螳蟬
誰知黄雀在身边
雀被臘人打
臘人又被虎狼牽
耒𦋦買別聖人
𢜠浪﨤會顯榮𨕭𠁀
洱河沒解𨒺孤
其实准意救都黄袍
位和天下嘵嗷
个特湄滛固悶拱庄
呐浪渡柴僧𨸈渃
打鬼箕吹虐𠫾兜
氽𥹰仍恃兵牟
閉除法意𠫾兜麻蒙
拱固几蹆核 破𤂬
另𠇮制於𡓃吳齊
吏固𠊚人十𠫾衛
左輔右持核草爫兵
輔佐聖明
争先起义庄殘害兜
諺云
彌陀降生
(左右)
六七歲

浮沙培土
見龍巢京
日出殿上
天下太平
聖人居坎正北而西乾亥而北
江南浽陣𩄲秋
𦉱𨑮官將扶𤤰𡴯𡗶
否辰吏﨤泰來
干戈戰陣計𠊛封功
𥘷𦓅特歇事𢚸
記爫沒本𥪝房𨸈䀡
𨕭𤤰朱..長安
包饒僞党類奸滅殘
𠁀意仍聖拱仙
生仍𠊛賢治渃治民
尼仍𨅸聖人拯𦋦
㹥群𦣰𡥵𤠳檜秋
𤞼𦣰拱𧡊恪饒
隘兵買動什殊迎昂
宫𩄲風雨恪常
拯妖時拱庄詳庄空
水兵旗𧊉暈紅
步兵習習如蜂撟降
停𥄭昂朱埃別𠓀
北兵𨖅固特之庄
埃群誇智誇能
引兵拿捉曾平隊尼
渚曾𧡊𠁀芾恪𡚎
麻遣𠊛誣𥘑朱民
悶平牢庄𥙩仁
悶咹牢𠽖民𦓿耙
㐌愚迷桓灵𠁀𠓀
𡓞錢𦋦半爵朱民
稱車恃特聖神
百户千户率隊叶受之稙)
埃疑𡗶逴磋運已公
𣞍化工妙𢬣歆許
𢚸復詧埃所𠑖朱
莫箕拱悶𦋦塘
𧻭兵双廣基图稽台
几辰自稱黎尼
𠀧分辰庄特𣈙个𠀧
𦊚方共固兵戈
莫兵庄特化 𦋦吏衛
群雄兵𧻭渃溪
几稱救渃𠊛誇治𠁀
閉除強困咍喂
鬼魔秩物別𡗶罗兜
傷仍几咹蔞咹芥
﨤囯𠨪𡥵𡛔於兜
箕仍几𠄩𢚸徐主
𧡊埃欣辰負所恩
朱𢧚沛﨤沉淪
埃坤買別保身𠁀尼
諺云
猴去鷄來亥月期
財尽兵殘勢力衰
血戰低頭人血戰
國君陷溺國君移
人民想以周而宋
群蟻縱橫是莫為
下懸上倒人無首
堪笑空懸断失机
䀡仍𧡊霜𢒎雪冷
事不平争競凶興
不平惡不平不平被不平人害也
城池个渃曾平
几飄東海𠊛棱北林
戰場准准葛淋
几𦣰𣹓𡶀𠊛沉苔滝
郎秋𠖤雪暈紅
几蒙𣈜夏𠊛蒙湄潤
𥘷𦓅忙令將軍
語威㐌𧻭語仁㐌讓
言李氏起不威也
𣳔衣鉢𦋦塘王伯
拱𢪀浪以德化民
𦹵荄萝㭳苔岸
沒廊群氽𪀄團𠖤𦋦
𦊚方拱固兵戈
爫牢群別固茄陀江
(即阮字)
左白鶴右水長
橋門案𠠩高平𢭸𡢐
太原近北塘溇
係𠊚尋𧡊買候神機
共𠑬﨤特閉𣇞
竹懞淇澳椿徐𡽫冬
竹陳椿黎
𢝙𢜠﨤𩈘三公
𩵜特化蠬凜凜𢧚𠑖
𩵜
梅箕拱𨅸英豪
梅李
𠀧𠊛爫伴官高祿冷
𢝙𡆫沒盎風情
買能富貴顯荣逻𨓡
補欺拈𧋻𨤔𧏵
補欺𡮈閉調拱丈夫
補欺几越𠊛胡
補欺几楚𠊛吳賒塘
𣈗耒計劄卷鐄
𧵑𥢆宝玉仕強䀡制
(讖坤𣩂曳𣩂別辰𤯩
補欺太乙𦋦𠁀
意寔𡗶無價十分
計自𠁀𠓀竜君
㙮對磋運典六七間
沒𠁀固沒碎頑
輔蒸茹渃民安太平
𧡊兜𤙭带失声
時恬生聖磋運庄差
萝核𨱽𢌌弹羝
係罗𤝞足辰羝衛園
羝𠫾羝吏奔奔
弹蜂怒共沒門蒲持
天地循環隂腹陽
四方共起四方張
西洋境界西洋主
南國山河南國王
李鼎欲懸嫌鼎重
莫城𢪀築限城長
横山鹿走人人共
太嶺竜𢒎孰敢當
圣出方意即辰
霜𠖤雪散正期不差
𤑟𤉜遠近尼尼
𨕭順𢚸𡗶𠁑順意民
六七徐典首春
閉除𡗶買磋運尼芾
𧡊意買㙮𠓨
沒惚絲毫失庄差訛
聖人之生已百年
誰能識可圣人生
但不識耳
路入巴蜀出太原
聖人之生於白齒寺其寺最灵
此日天降五色雲乘龍啣水噴落
赤光滿寺寺中異香
辰僧修在此已為聖瑞,乃養之長
其母面醜如藍年三十而生聖
懷妊之辰三日食一鯉魚
居於江上群魚争躍
每擇其最小,莫煮食之
後尋至白齒而生
幼弱居於江南二水縣近加冠辰
入居太原関山七十二賢亦至此焉
圣人午歲爲將國
巳歲爲將
戌爲賓師
鄕水中藏宝蓋駐處四壁環山
竜朝虎伏生出水宝江水遶周流
名木下連丁口
金承火運幾秋来
金西火南
泗水風流一日回
水北
可撒文章三寸土
一年種木百年培

昇 龍 城 市 帝 王 都
二 百 餘 年  入 道 塗
珥 水 派 流 青 客 眼
濃 山 風 雪 白 人 頭
磨 刀 也 見 屍 横 野
方 知 血 帶 流
到 底 人 間 經 一 局
昇 龍 城 市 帝 王 都

如 神 如 聖 亦 如 仙
我 是 南 邦 一 狀 元
吴 見 吴 民 吴 永 叹
吴 閒 吴 地 樂 吴 天

星 斗 山 河 落 百 年
那 樂 𧑐 蚌近 漁 船
東 方 若 見 濃 飛 處
好 友 山 頭 勿 静 軒

奕棋聞道入長安
卒到江边馬不前
士子山中籌易
將軍面上指麾难
藥城有砲連三發
只道無車只一團
面部道德宣廣尋章勾



Phiên âm Sấm ký bí truyền
(Bàn thư viện quốc gia)

Sấm ký bí truyền-Trình Quốc công sở chế

1. Nước Nam thường có thánh tài
2.  Sơn Hà vững đặt mấy ai rõ ràng
3.kìa Đảo Lĩnh nọ Nhĩ Hà
4. Kỷ ngọc đất nổi Âu vàng Trời cho
5. học Cách Vật mới dò đến chốn
6.  chép ghi làm một bản xem chơi
7. muôn năm cũng bởi lòng Trời
8. suy thấu mới biết sự đời dường bao
9. dầu ai có vàng trao ngàn hốt
10.cũng chẳng cho biết suốt sự đời
11.  Tiên Hoàng tự trước mở ngôi
(Đinh Công Trứ chi tử)
12. cờ lau tập trận thay đời trị dân
13. mới được mười hai dư xuân
14.  Lê gia kế trị xa gần âu ca (Thái Tổ)
15. truyền mới được vài mươi năm lẻ
16.  đến Trần triều xem kẻ loạn thay
(sấm vân
Đỗ Thích thí Đinh Đinh Lê gia xuất Thánh minh)
17. ngôi Trời truyền đến Lý nay
(Cửu Khẩu Cổ Pháp nhân, tự lập đại Lê, tự Lý Công Uẩn, nãi Thiên Tử sinh hữu Thánh thụy, sấm vân hòa đao mộc lạc thập bát tử thành chi triệu)
18.  Thăng Long bát diệp tới ngày Dực phân
19. Chiêu Hoàng là ả nữ quân
20. tham bề nhan sắc trao Trần Thái Tông
21.  mười hai đời một lòng nhân hậu
22.  trăm bảy mươi đáo Kỷ Mão niên
23. Đông A chốn ấy chưa bền
24.   Quý Ly tiếm thiết xem liền ca ngâm
25.  Đại Ngu được mười tám năm
26.chí hậu Nhị Đế lại châm phục hồi
27.   rồi ra biết …Trời chưa dễ
28. Lê Thái Tổ khởi nghĩa Lam Sơn
(húy Lợi đắc Thần kiếm…trung ư hải địa khởi Liễu tróc nghĩa Hoàng Phúc giả xưng Trần hậu tại vị tam niên)
29.mười đời ngôi ngự ngai vàng 
30.  lại phải Mạc Thị đày tàn kinh đô
(Mạc Đăng Dung Cổ Trai nhân Mạc Đĩnh Chi thập thất tôn)
31.  xưa làm lực sĩ đô du
32.Trời cho lên trị làm Vua một đời
33.   sáu mươi năm bất tái hồi
34. Tống Sơn chốn ấy có đồn Thạch Công
(tứcNguyễn Thạch Kim dã)
35. định mưu phù lập Dụ Tông
36. phù Lê diệt Mạc Mạc hùng ai đương
37. Lại Hầu bỉnh chính Sóc Sơn
38.  Trịnh Vương lộng triệu ngôi vàng…gia
39. Tây Sơn sùng sục kéo ra
(Quang Trung thủ Lê diệt Trịnh)
40. nghiệm xem thế tục ngâm là sấm ngôn
(Trịnh tồn Lê tại Trịnh bại Lê vong)
41.  nói một ít kẻo còn vội nghĩ
42.  để sau này ngu bỉ được xem
(sấm ký vân: đầu cha nhỏ đến chân con
bảy mươi năm tròn hết số thời thôi
cha nhỏ đầu con nhỏ chân, nào ai có biết ngụy quân cầm quyền)
43. Phụ Nguyên chính thống hẳn hoi 
(Nguyễn tự)
44. yêu Dê lại phải mắc mồi với Dê
45.  nỡ để ngang dọc trong Huê
46. làm cho thiên hạ khôn bề làm ăn
47. Chó mừng (Tuất niên) chủ Gà (Dậu niên) cùng cục tác
48.  Lợn ăn no tha rác Chuột chơi
(Tý niên thiên hạ cách chính)
49.  đã kể là đời thịnh trị
50.    mà thiên hạ sao sẻ làm hai
51. người Đoài nó thị lắm tài
(tức Tây Dương nhân)
52.  mà cho người Sở chi bài phủ che
53. bởi Tần vương u mê chẳng biết
54. rồi phen này Dê lại giết Dê
55.  đến khi hỏa tận binh bì
56. Âm binh ở giữa khởi thì biết sao
(Hợi niên Âm loạn)
57.Trời cho ta ra đao giết Quỷ
58.khắp dưới Trời bình trị Quỷ khư
59.ai từng cứu con thơ sa giếng
(ngôn nhân dân đồ thán)
60.dốc một lòng tranh chiến phá nhau
61. muôn dân đói khổ âu sầu
62.  kể dư nhị ngũ mới hầu cứu cho
(Dịch viết nhị ngũ dữ cửu ngũ đồng nghi khán)
63. chốn Đông Nam là lò khổ ải
64. lánh cho xa kẻo phải đao binh
65.Bắc phương kỳ thực Đế Kinh
66.   dấu mình chưa dễ dấu danh được nào
67. đến mi là đấng anh hào
68.  lánh làm sao được ước ao đêm ngày
69.  bò men lên ngay đỉnh U sơn
(thiên hạ hiền tài thoái tàng)
70.  thừa cơ mới nổi một cơn phục cừu
71. thảy là quân phục thù thơi thới
72.  lòng Trời ai nấy biết sao
ngạn vân
73. Dần Mão chư niên giai vị cập
74.  lai niên lục thất chính Minh Quân
75.   Hồng Đồ tam bách niên thiên hạ
76. Quốc Tộ miên trường tổng vạn…
Hựu vân
77. Hầu đáo Kê niên khởi chiến qua
78.   thùy tri Thiên vận chuyển như xa
79. Anh hùng như thảo giới
80. Tướng sĩ tận tiêu ma
81.   Phá Điền Thiên Tử xuất
82.   Bán Tử định sơn hà
83.  Gà kia bên tường hầu sớm gáy
84. chẳng yêu ra ý lấy bất bình
(Mão Dậu niên đại loạn)
Hựu vân
85. Hợi nguyệt Quỷ Hầu xuất
86.  Chấn ……………………
87.  Quần phương giai đạo tặc
88.   Bách tính bị hung ương
89.  Ma vương sát Quỷ tướng
90.   Hoàng Thiên chu Ma Vương
91. Thủy trung tàng bảo cái
92.   thử thị Thánh nhân hương
hựu vân Quốc ngữ sấm vân
93.  một áng mây xanh mọc giữa trời
94. xem thằng nho nhỏ đánh nhau chơi
95.  thiên hạ mười phần còn có một
96.   bao giờ Bạch Xỉ mới ra đời
(Thánh nhân xuất Bạch Xỉ tự)
97.Thày Tăng mở nước Trời không bảo
98.Thấy Vĩ tinh nay thời tháo cho mau
(Vĩ tinh kiến ư Dực Chẩn chi phận thủ Tây vĩ Đông)
99.chớ còn tham của tham giàu
100.tìm nơi Tam Hiểm để hầu bảo thân
(thiên thời địa lợi nhân hòa tại Thái Nguyên đồ sơn)
101.Đằng giang chốn ấy cũng gần
102.Kim Ngưu sông ấy cũng gần chốn nay
103.Ba Thục một góc cõi trời
104.Thái Nguyên một dải là nơi trú hành
105.bốn bề núi đá mọc xanh
106.có đường tiểu mạch liền mình ai hay
107.bốn mùa chim núi cá cây
108.chờ cho Nghiêu Thuấn ngày rày sẽ hay
(Trần vi Nghiêu Nguyễn vi Thuấn Trần gia thụ chi Nguyễn dân)
109.vốn Bụt xuất ư đã chày
110.chọn chưa được ngày ra cứu vạn dân
111.ấy là điềm xuất Thánh nhân
112.hễ là chưa biết thời xem cho tường
113.chữ rằng có xạ tự nhiên hương
114.có dễ tầm thường mò thuốc bán rao
115.hạn lâu đã có mưa rào
116.vội chi tát nước xôn xao cày sừ
117.tảo cầu hẳn cũng được mưa
118.buồm giương gặp gió cày sừ gặp cơn
119.thời này Thánh xuất Khảm phương
120.sự đã tỏ tường chẳng lọ phải ai
121.thời là Thiên vận luân hồi
122.Thiên sầu Địa thảm lòng người chưa an
(Tý niên tam xuân bất kiến nhật nguyệt)
123.Trời sai Quỷ sứ dọn đường
124.để cho Thánh xuất Khảm phương thời này
125.vội chi đua trí ra tay
125.người vội làm vầy ta sẽ nậu chơi
126.suy xem cho biết sự đời
127.sấm ký mấy lời sự thực chẳng ngoa
128.dầu ai chẳng biết lo xa
129.dùng được Hoa Phù lấy thuốc làm khinh
Hoa Phù tức sấm vân
130.Tuệ tinh xuất Long Xà
131.Thần xuất cửu cửu gia
132.Ngưu Mã thiên hạ động
(giả thổ dã)
133.Đinh hạ nãi Đông A
(kiến chi tức Thánh nhân)
hựu vân
134.Lang đả bổ Đường Thiền
135.thùy tri hoàng tước tại thân biên
136.tước bị lạp nhân đả
137.lạp nhân hựu bị hổ lang khiên
138.rồi ra mới biết Thánh nhân
139.mừng rằng gặp hội hiển vinh trên đời
140.Nhĩ Hà một dải quang co
141.kỳ thực chốn ấy cứu đô hoàng bào
142.vị hòa thiên hạ nghêu ngao
143.cá được mưa rào có muốn cùng chăng
144.nói rằng độ Thày Tăng mở nước
145.đứa Quỷ kia xuôi ngược đi đâu
146.mấy lâu những thị binh mầu
147.bây giờ phép ấy để đâu mà hào
148.cũng có kẻ thoái cây phá lối
149.lánh mình chơi ở lối Ngô Tề
150.lại có người Nhân Thập đi về
151.tả phụ hữu trì cây cỏ là binh
152.phụ tá Thánh minh
153.tranh tiên khởi nghĩa chẳng tàn hại đâu
Ngạn vân
154.Di Đà giáng sinh (tả hữu)
155.lục thất tuế
156.phù sa bồi thượng
157.kiến long sào kinh
158.Nhật xuất điện thượng
159.thiên hạ thái bình
(Thánh nhân cư Khảm chính Bắc nhi Tây Càn Hợi nhi bắc)
160.Giang Nam nổi trận mưa thu
161.bảy mươi quan tướng phù Vua ngất trời
162.Bĩ thời lại gặp Thái lai
163.can qua chiến trận kể người phong công
164.trẻ già được hết sự lòng
165.ghi làm một bản trong phòng mở xem
166.trên Vua cho.. Tràng An
167.bao nhiêu ngụy đảng loài gian dẹp tàn
168.đời ấy những Thánh cùng Tiên
169.sinh những người hiền trị nước trị dân
170.này những lúc Thánh nhân chẳng xuất
171.Chó còn nằm con Khỉ cuối thu
172.Lợn nằm cũng thấy khác nhiều
173.Ải binh mới động thập thò nghênh ngang
174. cung mây phong vũ khác thường
175.chẳng yêu thời cũng chẳng tường chẳng không
176.thủy binh cờ bướm vầng hồng
177.bộ binh rầm rập như ong kéo hàng
178.đành ngỡ ngàng cho ai biết trước
179.Bắc binh sang có được chi chăng
180.ai còn khoe trí khoe năng
181.dẫn binh nã tróc tưng bừng đôi nơi
182.chưa từng thấy đời nào khác lạ
183.mà khiến người vu họa cho dân
184.muốn bình sao chẳng lấy nhân
185.muốn ăn sao …giục dân cày bừa
186.đã ngu mê Hoàn Linh đời Hán
187.đúc tiền ra bán tước cho dân
188.xưng se thị được Thánh Thần
(bách hộ thiên hộ xuất đội hiệp thụ chi thực)
189.ai ngờ Trời rước xoay vần dĩ công
190.thợ Hóa Công ra tay hôm hứa
191.lòng phục thù ai thửa ngôi cho
192.Mạc kia cũng muốn ra đường
193.dấy binh Song Quảng cơ đồ ghê thay
194.kẻ thời tự xưng Lê nay
195.ba phần thời chẳng được rày cả ba
196.bốn phương cùng có binh qua
197.Mạc binh chẳng được hóa ra lại về
198.quần hùng binh dấy nước khe
199.kẻ xưng cứu quốc người khoe trị đời
200.bấy giờ càng khốn ai ôi
201.Quỷ Ma chật vật biết Trời là đâu
202.thương những kẻ ăn rau ăn giới
203.gặp quốc nghèo con cái ở đâu
204.kìa những kẻ hai lòng thờ chúa
205.thấy ai hơn thời phụ thửa ân
206.cho nên phải gặp trầm luân
207.ai khôn mới biết bảo thân đời này
Ngạn vân
208.Hầu khứ Kê lai Hợi nguyệt kỳ
209.tài tận binh tàn thế lực suy
210.huyết chiến đê đầu nhân huyết chiến
211.Quốc Quân hãm nịch Quốc Quân di
212.nhân dân tưởng dĩ Chu nhi Tống
213.quần nghị tung hoành thị Mạc vi
214.hạ huyền thượng đảo nhân vô thủ
215.kham tiếu không huyền đoán thất ky (cơ)
216.xem những thấy sương phi tuyết lạnh
217.sự bất bình tranh cạnh hung hămg
(bất bình ố bất bình bất bình bị bất bình nhân hại dã)
218.thành trì cá nước tưng bừng
219.kẻ phiêu Đông hải người rừng Bắc lâm
220.chiến trường chốn chốn cát lầm
221.kẻ nằm đầy núi người trầm đầy sông
222.sang thu bay tuyết vầng hồng
223.kẻ mong ngày hạ người mong mưa nhuần
224.trẻ già mang lệnh tướng quân
225.ngỡ uy đã dấy ngỡ nhân đã nhường
(ngôn Lý thị khởi bất uy dã)
226.dòng Y Bát ra đường Vương Bá
227.cũng nghĩ rằng dĩ đức hóa dân
228.cỏ cây lá héo đầy ngàn
229.một làng còn mấy chim đàn bay ra
230.bốn phương cùng có binh qua
231.làm sao còn biết có nhà Đà giang
(tức Nguyễn tự)
232.Tả Bạch Hạc Hữu thủy trường
233. kiều môn án trước cao bình tựa sau
234.Thái Nguyên cận Bắc đường sâu
235.hễ người tìm thấy mới hầu Thần cơ
236.cùng nhau gặp được bấy giờ
237.Trúc mong kỳ ảo Xoan từ non đông
(trúc Trần xoan Lê)
238.vui mừng gặp mặt tam công
239.Cá được hóa rồng lẫm lẫm nên ngôi
(cá Trần)
240.Mai kia cũng đấng anh hào
(mai Lý)
241.ba người làm bạn quan cao lộc lành
242.vui vầy một áng phong tình
243.mới hay phú quý hiển vinh lạ lùng
244.bõ khi chém rắn vẽ rồng
245.bõ khi bé nhỏ điều cùng trượng phu
246.bõ khi kẻ Việt người Hồ
247.bõ khi kẻ Sở người Ngô xa đường
248.ngày rỗi kê chép quyển vàng
249.của riêng bảo ngọc sẽ còn xem chơi
sấm vân
250.khôn chết dại chết biết thời sống
251.bõ khi Thái Ất ra đời
252.ấy thực sấm trời cao giá thập phân
253.kể từ đời trước Long Quân
254.đắp đổi xoay vần đến Lục Thất gian
255.một đời có một tôi ngoan
256.phụ chưng nhà nước dân an thái bình
257.thấy đâu Bò Đái Thất Thanh
258.thời điềm sinh Thánh xoay vần chẳng sai
259.lá cây dài rộng đàn Dê
260.hễ là Chuột túc thì Dê về vườn
261.Dê đi dê lại bôn bôn
262.đàn Ong nó cũng một môn bù trì
Thi vân
263.Thiên Địa tuần hoàn Âm phục Dương
264.tứ phương cộng khởi tứ phương trương
265.Tây Dương cảnh giới Tây Dương chủ
266.Nam Quốc sơn hà Nam Quốc vương
267.Lý đỉnh dục huyền hiềm đỉnh trọng
268.Mạc thành nghĩ trúc hạn thành trường
269.Hoành sơn Lộc tẩu nhân nhân cộng
270.Thái lĩnh Long phi thục cảm đương   
271.Thánh xuất phương ấy tức thì
272.sương bay tuyết tán chính kỳ bất sai
273.rõ ràng viễn cận nơi nơi
274.trên thuận lòng Trời dưới thuận ý dân
275.Lục Thất chờ đến thủ xuân
276.bấy giờ Trời mới xoay vần nơi nao
277.thấy sấm ấy mới đắp vào
278.một chút tơ hào thất chẳng sai ngoa
sấm vân
279.Thánh nhân chi sinh dĩ bách niên
280.thùy năng thức khả Thánh nhân sinh
281.đãn bất thức nhĩ
282.lộ nhập Ba Thục, xuất Thái Nguyên
283.Thánh nhân chi sinh ư Bạch Xỉ tự, kỳ tự tối linh
284.thử nhật Thiên giáng ngũ sắc vân, thừa long hàm thủy phún lạc
284.xích quang mãn tự, tự trung dị hương
285.thời Tăng tu tại thử dĩ vi Thánh thụy, nãi dưỡng chi trưởng
286.kỳ mẫu diện xú như lam, niên tam thập nhi sinh Thánh
287.hoài nhậm chi thời tam nhật thực nhất lý ngư
288.mỗi trạch kỳ tối tiểu, mạc chử thực chi
289.hậu tầm chí Bạch Xỉ tự nhi sinh
290.ấu nhược cư ư Giang Nam Nhị Thủy huyện
291.cận gia quan thời nhập cư Thái Nguyên Quan Sơn
292.thất thập nhị hiền diệc chí thử diên
293.Thánh nhân Ngọ tuế vi tướng quốc
294.Tỵ tuế vi tướng
295.Tuất vi tân sư
296.hương Thủy Trung Tàng Bảo Cái, trú sứ tứ bích hoàn sơn
297.long triều hổ phục, sinh xuất thủy Bảo Giang thủy nhiễu chu lưu
298.danh Mộc Hạ Liên Đinh Khẩu
299.Kim thừa Hỏa vận kỷ thu lai
(kim Tây hỏa Nam)
300.Tứ Thủy phong lưu nhất nhật hồi
(thủy Bắc)
301.khả tán văn chương tam thốn thổ
302.nhất niên chủng mộc bách niên bồi
303.Thăng Long thành thị Đế Vương đô
304.nhị bách niên gian nhập đạo đồ
305.Nhĩ thủy phái lưu thanh khách nhãn
306.Nùng sơn phong tuyết bạch nhân đầu
307.ma đao dã kiến thi hoành dã
308.tẩy kiếm phương tri huyết mãn lưu
309.đáo để nhân gian kinh nhất cục
310.Thăng Long thành thị Đế Vương đô
311.như Thần như Thánh diệc như Tiên
312.ngã thị Nam bang nhất trạng nguyên
313.ngô kiến ngô dân ngô vĩnh thán
314.ngô nhàn ngô địa lạc ngô thiên
315.tinh đẩu sơn hà lạc bách niên
316.na nhạo duật bạng cận ngư thuyền
317.Đông phương nhược kiến nùng phi xứ
318.hảo hữu sơn đầu vật tĩnh nghiên
319.dịch kỳ văn đạo nhập Tràng An
320.Tốt đáo giang biên Mã bất hoàn
321.Sĩ tử sơn trung trù… dị
322.Tướng quân diện thượng chỉ huy nan
323.dược thành hữu Pháo liên tam phát
324.chỉ đạo vô Xa cộng nhất đoàn
diện bộ đạo đức tuyên quảng tầm chương cú.


Sách không rõ được chép năm nào, ai chép, nhưng khả năng chép lại một bản thời Nguyễn. Nhiều chỗ có vẻ sót chữ hoặc lủng củng. Một vài câu do chép bị lỗi, chữ trước thành chữ sau. Đã do người làm tất khó tránh được sai sót. Đây có một số chữ đã sửa theo húy thời Nguyễn.


Tạm chú thích (theo câu):
3. Đảo lĩnh : núi Tam Đảo . Nhĩ Thủy : sông Hồng.
5. Cách vật : cái học gồm cả sự vật, sự lý, hữu hình, vô hình; tức là cái học như sách Đại Học nói " cách vật, chí tri..."
11. Đinh Tiên Hoàng Đế, thân phụ Ngài là Đinh Công Trứ.
14. đây là Đại Hành Hoàng Đế, sách chép Thái Tổ, chưa rõ lý do.
16. đến Ngọa Triều thì phải, khả năng nhầm do chữ Ngọa và chữ Trần viết thảo gần giống nhau.
  -Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất Thánh minh : câu sấm thời đó, được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, nói về việc Đỗ Thích hành thích cha con Đinh Tiên Hoàng Đế và việc Đại Hành Hoàng Đế lên ngôi.
17. Có sách chép là Cửu Giang, khả năng ở đây nhầm do chữ Giang viết thảo gần giống chữ Khẩu viết chân.
18. bát diệp : tám lá. Hiểu theo nghĩa nhà Lý được 8 đời cũng được, mà theo nghĩa địa thế Thăng Long như hình Bát Quái đồ cũng thông. 
-Dực : tức sao Dực trong Nhị Thập Bát Tú.
25. Đại Ngu là niên hiệu đời Hồ, đây là lối phiên âm thông dụng. Một số bản Quốc Ngữ chép là Thái ngu, lại không viết hoa.
26. đây là nói Hậu Trần nhị đế.
27. khả năng sót chữ "lòng" tức là "rồi ra biết lòng Trời chưa dễ".
28. câu chữ Hán chỗ này lộn xộn, có bản chép "Thái Tổ đắc Thần kiếm, trảm Liễu Thăng, cầm Hoàng Phúc, tróc Mộc Thạnh.." - Thái Tổ được kiếm Thần, chém Liễu Thăng, bắt Hoàng Phúc, đuổi Mộc Thạnh.. nghe thông hơn.
30. câu chữ Hán chép Mạc Đăng Dung là cháu 17 đời Mạc Đĩnh Chi. Có bản chép "Mạc Đăng Dung Cổ Trai nhân Mạc Đĩnh Chi  thất đại tôn" tức là cháu 7 đời thôi, phù hợp chính sử hơn.
34. Tống Sơn, Thạch Thành, Thanh Hóa, quê Nguyễn Kim.
35. có bản chép Trang Tông, phù hợp hơn.
37. Sóc Sơn, Thanh Hóa, quê Trịnh Kiểm.
42. có bản chép "17 năm tròn..." phù hợp với sử hơn. Chữ Quang có chữ Tiểu ở trên, chữ Cảnh có chữ Tiểu ở dưới, nên nói cha nhỏ đầu con nhỏ chân.
43. chữ Phụ và chữ Nguyên ghép lại thành chữ Nguyễn.
44. Dê = Dương, chỉ Tây Dương, nhà Nguyễn nhờ phương Tây mà nên sự, và cũng vì thế mà hỏng sự.
45. Huê hay Hoa, trước là Hóa nhà Nguyễn kiêng húy mới đổi thành Hoa, hoặc đọc chệch đi Hóa thành Huế, Hoa thành Huê.
48. Tý niên thiên hạ cách chính : năm Tý thiên hạ thay đổi thể chế chính quyền.
55. hỏa tận binh bì : lửa hết , binh lính mệt mỏi.
56. Hợi niên Âm loạn : năm Hợi loạn ngầm.
59. ngôn nhân dân đồ thán : nói việc nhân dân lầm than.
62. Dịch viết nhị ngũ dữ cửu ngũ đồng nghi khán : kinh Dịch viết " hai năm với chín năm là cùng với nhau", nên xem điều ấy; ở đây là nói về lệ của sách Dịch, hào Hai và hào Năm là tương ứng với nhau, hào Năm mà được Chín là chính vậy.
68. thiên hạ hiền tài thoái tàng : những người tài giỏi chân chính trong đời  đều lui về ẩn nấp.
71. thảy : tất cả.
73. Dần Mão chư niên giai vị cập : các năm Dần Mão đều chưa kịp (chưa đến được điều phải đến).
74. lai niên lục thất chính Minh Quân : đến năm Lục Thất (mới) đúng là Vua Sáng.
75. Hồng Đồ tam bách niên thiên hạ : Hồng Đồ tức là chỉ cơ đồ của Quốc Gia, các bản Nôm chúng tôi biết đều chép là Hồng Đồ với ý đất nước lớn mạnh; một số bản Quốc Ngữ chép là Hồng Lam rồi lại có nhiều lời bàn lạ tai. tam bách niên : ba trăm năm ; có bản chép "ngũ bách niên=500 năm", rất có thể do chữ Ngũ viết thảo và chữ Tam viết hành có tự dạng tương tự mà dẫn tới việc này.
76.Quốc Tộ miên trường tổng vạn…: câu này có thể thiếu chữ cuối cùng là chữ Xuân, ở trên nói Hồng Đồ liên quan đến Quốc Tộ ở dưới; câu này đại khái là Phúc Nước kéo dài.
77. Hầu đáo Kê niên khởi chiến qua : năm Thân tới năm Dậu sẽ bắt đầu có đánh nhau (chiến tranh).
78. thùy tri Thiên vận chuyển như xa : ai biết Vận Trời xoay vần như bánh xe (vòng tròn), chữ Như có bản chép là Luân (bánh xe).
79. Anh hùng như thảo giới : anh hùng như cỏ, như rau cải ; cỏ và rau cải là những thứ cây mọc nhanh nếu thời tiết thuận lợi, và cũng tàn lụi dập nát nhanh.
80. Tướng sĩ tận tiêu ma : tướng sĩ đều mất dần đến hết.
81. Phá Điền Thiên Tử xuất : Phá Điền Vua sẽ ra; câu này có nhiều bàn luận, chữ Phá Điền có người cho là chữ Bính, lại cho là chữ Thân.. ngay chữ "Xuất" chúng tôi cho rằng có sự lôi thôi về ngữ nghĩa rồi, chưa biết nghĩa "ra đời" ở đây có ý gì, mới sinh ra? mới xuất đầu lộ diện?...
82. Bán Tử định sơn hà : nửa chữ Tử (con) sẽ định được nước nhà; ở đây tạm phiên là Tử, chưa quyết được nên phiên là Tử hay là Tý, vì phiên thế nào cũng có nghĩa lý cả.
84. Mão Dậu niên đại loạn : năm Mão Dậu loạn lớn.
85.  Hợi nguyệt Quỷ Hầu xuất : tháng Hợi con Khỉ Quỷ sẽ ra.
86. Chấn : quẻ Chấn; câu này bị khuyết do người chép.
87.  Quần phương giai đạo tặc : mọi nơi đều là giặc trộm cả.
88.  Bách tính bị hung ương : trăm họ bị nạn xấu.
89. Ma vương sát Quỷ tướng : vua Ma giết tướng Quỷ (Quỷ Hầu).
90.  Hoàng Thiên chu Ma Vương : Trời tiêu diệt Vua Ma.
91. Thủy trung tàng bảo cái : trong nước (ao, hồ..) có ẩn chứa cái lọng quý.
92.   thử thị Thánh nhân hương : đấy đúng là quê của Thánh Nhân.
96. cái chùa Bạch Xỉ này thực bí hiểm, nếu không thì bọn có dã tâm có chịu để yên không.
98. Vĩ tỉnh kiến ư Dực Chẩn chi phận thủ Tây vĩ Đông : Sao Chổi nhìn thấy ở địa phận sao Dực, sao Chẩn , hai sao trong số các sao của Nhị Thập Bát Tú. đầu dằng Tây, đuôi đằng Đông. (có bản chép thủ Đông vĩ Tây)
100. thiên thời địa lợi nhân hòa tại Thái Nguyên đồ sơn : có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ở bản vẽ núi Thái Nguyên.
-Cái xứ sở Tam Hiểm này cũng bí hiểm chẳng kém gì cái ngôi chùa kia, đúng như cái tên Tam Hiểm=ba lần khó khăn. trong hiểm hóc lại có thêm hiểm hóc, đây là tượng của quẻ Khảm.
103. Ba Thục : nơi phát tích của An Dương Vương.
109. Trần vi Nghiêu Nguyễn vi Thuấn Trần gia thụ chi Nguyễn dân : họ Trần cũng như Vua Nghiêu, họ Nguyễn cũng như Vua Thuấn, họ Trần trao cho họ Nguyễn. 
đời Nghiêu Thuấn chính quyền được thiết lập bằng cách "dĩ vị truyền hiền-lấy ngôi ấy mà trao cho người tài giỏi đạo đức tốt" . nếu so sánh với chế độ bầu cử dân chủ ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ chẳng hạn, thì cũng có phần khập khiễng. đến đời sau lại thực hiện chính sách "dĩ vị truyền tử-lấy ngôi ấy mà truyền cho con vậy", vì cha truyền con nối, "thứ nhất là hậu duệ", cho nên mới sinh ra các loại : vua chó, vua lợn, vua quỷ....
109. chữ Bản tạm phiên là Vốn, có bản chép là chữ Bốn (tứ trên bản dưới), chữ Bản-Bổn đọc là Bốn cũng được.
113. hương thơm tự nhiên như nó vốn có vậy, như xạ của con cầy hương.
114. tức là cái trò bán thuốc chữa bệnh dạo, làm nhiều trò lạ mắt để bán thuốc, không có "bảo hành", trách nhiệm gì cả, bán trao tay xong đi mất tiêu luôn.
119. Khảm : một quẻ trong tám quẻ của Kinh Dịch, có nghĩa là hiểm (khó khăn), phương Bắc, nước....
129. Hoa Phù : bùa, có hình thức chữa bệnh bằng bùa chú.
130. Tuệ tinh xuất Long Xà : sao Chổi ra ở Rồng Rắn.
131. Thần xuất cửu cửu gia : các vị Thần ra đời ở chín chín (có thể là 81) nhà.
132. Ngưu Mã thiên hạ động : Trâu Ngựa thiên hạ không yên, có việc xảy ra.
_giả thổ dã : đất giả vậy,
133. Đinh hạ nãi Đông A : dưới chữ Đinh bèn là chữ Trần.
-kiến chi tức Thánh nhân : thấy mọi thứ như thế (như bài thơ nói) đấy là Thánh Nhân.
134. Lang đả bổ Đường Thiền : câu này chữ nghĩa lộn xộn. có bản chép " tích nhật Đường Lang khởi bổ Thiền"-một ngày bọ ngựa rình bắt ve sầu.
135. thùy tri hoàng tước tại thân biên : ai hay chim sẻ ở cạnh mình.
136. tước bị lạp nhân đả, so với những bản khác câu này thiếu chữ, nhưng vẫn lọn nghĩa. chim sẻ bị thợ săn đánh.
137. lạp nhân hựu bị hổ lang khiên : thợ săn lại mắc phải việc hổ, sói rình rập.
-cả bài bốn câu là lấy câu chuyện trong Nam Hoa Kinh, ý là người ta chỉ thấy trước mắt mà không thấy xa xôi.
146. thị : cậy vào (cái gì đó).
152. phụ tá Thánh minh : câu này ngờ chép sót chữ.
154. Di Đà giáng sinh (tả hữu) : chúng tôi chỉ được biết mỗi bản này chép là Di Đà, các bản khác đều chép là Di Lặc.
155. lục thất tuế : sáu bảy tuổi.
156. phù sa bồi thượng : phù sa vun đắp lên trên. có bản chép là "phù sa dĩ thượng" có bản chép "sa phù dĩ thượng", tên một vùng đất (địa danh)
157. kiến long sào kinh : nhìn thấy hang ổ của Rồng (có thể hiểu là nơi ở của Vua), có bản chép chữ Kiến là xây dựng.
158. Nhật xuất điện thượng : Mặt trời xuất hiện ở trên Điện (cung điện).
159. thiên hạ thái bình : thiên hạ lúc ấy sẽ thái bình.
-Thánh nhân cư Khảm chính Bắc nhi Tây Càn Hợi nhi bắc : Thánh Nhân ở phương Khảm chính Bắc mà hơi sang Tây, ở Càn Hợi Tây Bắc mà hơi sang Bắc. ở đây chỉ phương hướng, bắc mà lại tây, tây bắc mà lại bắc, tức là hướng Bắc Tây Bắc theo cách nói bây giờ.
161. bảo rằng Vua Ta được 72 hiền thần tướng tá phụ tá, cái này có vẻ liên quan đến 72 Địa Sát.
166. câu này ngờ sót chữ "đến", tức là "trên Vua cho đến Tràng An".
173. Ải binh : quân lính vùng biên ải, hợp với câu 179 nói Bắc binh tức là quân phương Bắc.
185. nhiều bản chép là "muốn an", bản này chép chữ "ăn".
186. vua Hoàn và vua Linh là hai vua vừa ngu vừa hèn cuối đời Đông Hán.
188. bách hộ thiên hộ xuất đội hiệp thụ chi thực : trăm nhà, nghìn nhà ra làm thành một nhóm (đội) hợp sức mà trồng cấy. nghe như kiểu tổ đội hợp tác xã nông nghiệp!
200. từ câu này đến câu 207 nhiều bản Nôm không thấy có. lời lẽ có vẻ khuyến khích việc "ngu trung", điều này không phù hợp với tư tưởng cụ Trạng, tư tưởng không chấp nhận "hôn quân". câu "ai khôn mới biết bảo thân đời này" mâu thuẫn với câu được nhiều người biết "khôn chết, dại chết..". ngờ rằng sau này thêm vào với ý đồ khác.
208. Hầu khứ Kê lại Hợi nguyệt kỳ : vào lúc Khỉ đi Gà tới tháng con Lợn.
209. tài tận bình tàn thế lực suy : tài sản hết sạch, binh lính không còn, thế lực yếu kém.
210. huyết chiến đê đầu nhân huyết chiến : đánh nhau đổ máu ác liệt.
211. Quốc Quân hãm nịch Quốc Quân di : Vua bị đưa vào cảnh không bấu víu vào đâu được, Vua phải ra đi.
212. nhân dân tưởng dĩ Chu nhi Tống : nhân dân lại cứ nghĩ rằng như đời Chu (thuộc Ngũ Đại bên Tàu đại loạn) chuyển sang đời Tống (thái bình). có bản chép là "nhân nhân"=người người.
213. quần nghị tung hoành thị Mạc vi : đám kiến ngang dọc, thực giống việc làm của nhà Mạc (không hợp đạo lý, còn tự trói mình xưng "thần"(bề dưới), cắt đất cầu hòa).
214. hạ huyền thượng đảo nhân vô thủ : dưới bị treo ngược, trên lộn xuống dưới, (như) người không có đầu.
215. kham tiếu không huyền đoán thất ky (cơ) : đáng cười cho kẻ chẳng hiểu gì (đã) phán đoán sai về cơ (Trời).
217. bất bình ố bất bình bất bình bị bất bình nhân hại dã : (những kẻ) không bằng lòng ghét (những kẻ) không bằng lòng, (những kẻ) không bằng lòng bị những kẻ không bằng lòng làm hại vậy.
224. có bản chép là "trẻ con mang lệnh tướng quân".
225. ngôn Lý thị khởi bất uy dã : nói về việc họ Lý định dấy lên nhưng chưa có oai (mọi người nể phục) vậy.
237. chữ Đông ở bản này chép là mùa đông, có bản chép là phương Đông.
253. Trình Quốc Công cho rằng chuyện Lạc Long Quân là Khởi Tổ của nước nhà là có thực, đây là một điểm rất quan trọng.
257. có bản bị chú khe Bò Đái (tên chữ là Hạc Giản Tuyền) ở vùng Thái Nguyên.
260. Chuột túc : con chuột chù nó vừa chạy vừa kêu "túc túc", tục ngữ ta có câu "thứ nhất đom đóm vào nhà, thứ nhì chuột túc thứ ba hoa đèn".
263. Thiên Địa tuần hoàn Âm phục Dương  : Trời Đất xoay vòng Âm trở lại Dương (loạn trở lại trị).
264. tứ phương cộng khởi tứ phương trương : bốn phía cùng dấy lên, bốn phía đều bày ra cả.
265. Tây Dương cảnh giới Tây Dương chủ : vùng đất của người Tây Dương, người Tây Dương làm chủ.
266. Nam Quốc sơn hà Nam Quốc vương : non sông Nước Nam có Vua của nước Nam.
267. Lý đỉnh dục huyền hiềm đỉnh trọng : cái Đỉnh của họ Lý muốn treo lên nhưng ngại rằng đỉnh nặng. cái Đỉnh biểu tượng của Vương quyền, ý là việc khó thành.
268. Mạc thành nghĩ trúc hạn thành trường : thành họ Mạc định xây dựng, nhưng nó dài. vì vậy cũng khó xong.
269. Hoành sơn Lộc tẩu nhân nhân cộng : con Hươu ở Hoành Sơn chạy, người người cùng đuổi. Hươu chạy người đuổi bắt lấy ý chuyện nhà Tần thất bại, mọi nơi nổi lên hòng thay nhà Tần.
270. Thái lĩnh Long phi thục cảm đương : dãy núi Thái, Rồng bay, ai dám đương đầu.
275. nhiều bản chép là " Lục Thất ngũ bách dư xuân"-Lục Thất hơn 500 năm.
276. bấy giờ Vận Trời chuyển đến nơi nào chưa rõ (chỉ biết được đến đấy thôi).
277. có bản chép "thấy sấm ấy mới chép vào", chữ "đắp" chữ "chép" hình và âm gần tương tự, khả năng dùng lẫn với nhau.
279. Thánh nhân chi sinh dĩ bách niên : Thánh Nhân sinh ra đã được trăm năm rồi (đã lâu).
280. thùy năng thức khả Thánh nhân sinh : ai là người có thể biết Thánh Nhân ra đời (khi nào, ở đâu).
281. đãn bất thức nhĩ : nếu không biết vậy.
282. lộ nhập Ba Thục, xuất Thái Nguyên : đường đi vào Ba Thục, ra Thái Nguyên (đường từ Thái Nguyên đi Ba Thục).
283-289. đã có nhiều bản dịch, đây không dịch lại.
290. ấu nhược cư ư Giang Nam Nhị Thủy huyện : lúc còn nhỏ ở huyện Giang Nam Nhị Thủy.
291. cận gia quan thời nhập cư Thái Nguyên Quan Sơn : gần đến năm 18, đôi mươi (tuổi đội mũ theo lối của các nhà nho: nhị thập gia quan, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc....) vào ở núi Thái Nguyên nơi cửa Quan (ải).
292. thất thập nhị hiền diệc chí thử diên : 72 người tài giỏi đều đến đấy vậy.
293. Thánh nhân Ngọ tuế vì tướng quốc : Thánh nhân tuổi Ngọ làm tướng quốc (như thủ tướng).
294.Tỵ tuế vi tướng : tuổi Tỵ làm tướng.
295.Tuất vi tân sư : tuổi Tuất được mời làm thày (cố vấn)
296.hương Thủy Trung Tàng Bảo Cái, trú sứ tứ bích hoàn sơn : quê ở chỗ "trong nước có cái lọng quý" (câu này là không thể dịch được, đây là dịch mặt chữ).
297.long triều hổ phục, sinh xuất thủy Bảo Giang thủy nhiễu chu lưu : (thế đất) rồng chầu hổ cúi, sinh ra (ở) Bảo Giang nước vòng vèo uốn lượn chảy xung quanh.
298.danh Mộc Hạ Liên Đinh Khẩu : tên "dưới chữ Mộc liền chữ Đinh với chữ Khẩu.
299. Kim thừa Hỏa vận kỷ thu lai : Kim sẽ kế thừa vận của Hỏa, khi nào tới lúc đó.
-kim Tây hỏa Nam : Kim là phương Tây, Hỏa là phương Nam.
300.Tứ Thủy phong lưu nhất nhật hồi : sông Tứ xuôi dòng có ngày quay trở lại.
-Thủy là hướng Bắc
301. khả tán văn chương tam thốn thổ : có năng làm, bình luận văn chương rất nhanh chóng.
302.nhất niên chủng mộc bách niên bồi : một năm trồng cây, trăm năm vun đắp.
303. Thăng Long thành thị Đế Vương đô : Thăng Long là nơi ở của bậc Đế Vương.
304.nhị bách niên gian nhập đạo đồ : trong vòng 200 năm vào con đường khó khăn. (có bản chép khác)
305.Nhĩ thủy phái lưu thanh khách nhãn : sông Nhĩ dòng chảy xanh mắt khách.
306.Nùng sơn phong tuyết bạch nhân đầu : núi Nùng gió tuyết bạc đầu người.
307.ma đao dã kiến thi hoành dã : mài đao là thấy thây nằm đầy nội.
308.tẩy kiếm phương tri huyết mãn lưu : rửa kiếm đã hay máu chảy tràn.
309.đáo để nhân gian kinh nhất cục : đến cuối cõi người trải qua một cuộc (như vậy)
310.Thăng Long thành thị Đế Vương đô : Thăng Long là nơi ở của Đế Vương.
311.như Thần như Thánh diệc như Tiên : như Thần như Thánh lại như Tiên. có bản chép khác. xét về mặt cách nghĩ, chẳng bậc Đắc Đạo nào lại tự phụ khoe khoang như vậy. 
312.ngã thị Nam bang nhất trạng nguyên : ta là một trạng nguyên của nước Nam.
313.ngô kiến ngô dân ngô vĩnh thán : tôi  thấy dân tôi, tôi than thở mãi.
314.ngô nhàn ngô địa lạc ngô thiên : tôi thong thả (ở) đất của tôi, tôi vui trời của tôi.
315.tinh đẩu sơn hà lạc bách niên. : các vì Sao của non sông rơi rụng trong 100 năm. 
316.na nhạo duật bạng cận ngư thuyền : nhàn vui xem con trai con sò ở gần thuyền đánh cá.
317.Đông phương nhược kiến nùng phi xứ : phương Đông nếu thấy bay dày đặc.
318.hảo hữu sơn đầu vật tĩnh nghiên : bạn tốt ở đầu núi chớ ở im mà xem xét.
319.dịch kỳ văn đạo nhập Tràng An : cuộc cờ nghe nói vào Tràng An.
320.Tốt đáo giang biên Mã bất hoàn : Tốt đến bờ sông Mã chẳng quay về.
321.Sĩ tử sơn trung trù… dị : Sĩ tử trong núi tính toán...lạ. ngờ sót một chữ. 
322.Tướng quân diện thượng chỉ huy nan : Tướng trên bình diện (ấy) khó chỉ huy.
323.dược thành hữu Pháo liên tâm phát : thành của thuốc có pháo liền ba lần phát động.
324.chỉ đạo vô Xa cộng nhất đoàn : hướng dẫn không xe, cả một bọn. theo bản khác chỗ này sót hai câu.
-diện bộ đạo đức tuyên quảng tầm chương cú : mặt mũi trông đạo đức, nói rõ ra là nên tìm rộng ở các chương các câu (để biết được diện mạo của Thánh Nhân).
Sấm ký đến đây là hết. Sách còn chép mấy bài sấm nữa, gồm : Trình Công ngữ vịnh thái bình, bài Phùng thượng thư sấm ký, bài sấm khi Tự Đức đi săn, bài sấm Đệ Tam Hội... Có điều kiện chúng tôi sẽ đăng lên, cũng có một vài chữ viết thảo chưa đọc được.

Trình Công ngữ vịnh thái bình
(bản Thư viên quốc gia)

程公語詠太平
木根夭夭木表青青
禾刀木落十八子成
東阿()入地奇木()更生
震宮隱日兌宮隱星
六七月間天下太平

九九乾坤定
清明辰節開
頭形如过馬
胡兵百萬回家
竜尾蛇頭起戰争
馬蹄羊角苦刀兵
始知天下英雄尽
申酉年间見太平
欲識聖人鄕
東除居北方
名為阮家子
定姓本是楊
北國金城壯
南金玉璧城
花村無犬吠
田野少人耕
富貴紅尘夢
貧窮白髮生
英雄多劍戟
愚蒙享太平
紛紛從北起
握握出東征
破田天子出
不戰自然成
子丑寅貧泊
寅卯辰災殃
辰巳離親戚
午未思故鄕
申酉名入出
戌亥定君王
沒担𩄲撐問𡨌𡗶
𠄼𠀧𠊟意打饒制
天下𨑮分群固沒
包徐白齒買𦋦𠁀
馬多車將騎
羊多瘟疫行
九州群雄起
十二使君争
天意同人意
三丁共一丁
猴頭君臣定
鷄尾息兵刀
圣主春秋盛
賢臣搆朝庭
群生陶饒煖
四海樂昇平
君罗白齒出朝天
彌陀降生定民安
自此来朝爲一統
基圖五百永綿綿
馬運羊猴厄
震兑出北方
群雄邪孽子
百姓落窮殃
干戈争鬪野
人民被凶荒
魔王殺鬼將
皇天誅魔王
水中藏宝
此是圣人鄕
賣与黎員子
閒居河大河
或橋三等片
或含五方粮
天与三辰起
雲呈五色光
人才谁与敵
道德孰敢當

Phiên âm


Trình Công ngữ vịnh thái bình
1.mộc căn yểu yểu, mộc biểu thanh thanh
hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành
Đông A (Trần) nhập địa, Kỳ Mộc (Lê) cánh sinh
Chấn cung ẩn nhật, Đoài cung ẩn tinh
Lục Thất nguyệt gian, thiên hạ thái bình.
2.cửu cửu Càn Khôn định
Thanh minh thời tiết khai
đầu hình như quá mã
Hồ binh bách vạn hồi gia.
3.Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh
Mã đề Dương giác khổ đao binh
thủy tri thiên hạ anh hùng tận
Thân Dậu nguyệt gian kiến thái bình.
4.dục thức Thánh Nhân hương
Đông trừ cư Bắc phương
Danh vi Nguyễn gia tử
định tính bản thị Dương
5.Bắc quốc kim thành tráng
Nam kim ngọc bích thành
Hoa thôn vô khuyển phệ
điền dã thiểu nhân canh
phú quý hồng trần mộng
bần cùng bạch phát sinh
anh hùng đa kiếm kích
ngu mông hưởng thái bình
phân phân tòng Bắc khởi
ác ác xuất Đông chinh
phá Điền Thiên Tử xuất
bất chiến tự nhiên thành
6.Tý Sửu Dần bần bạc
Dần Mão Thìn tai ương
Thin Tỵ ly thân thích
Ngọ Mùi tư cố hương
Thân Dậu danh nhập xuất
Tuất Hợi định quân vương
7.một đám mây xanh vắn giữa trời
năm ba thằng ấy đánh nhau chơi
thiên hạ mười phần còn có một
bao giờ Bạch Xỉ mới ra đời.
8.Mã đa xa tướng kị
Dương đa ôn dịch hành
Cửu Châu quần hùng khởi
thập nhị Sứ Quân tranh
Thiên ý đồng nhân ý
tam Đinh cộng nhất Đinh
Hầu đầu Quân Thần định
Kê vĩ tức đao binh
Thánh Chúa Xuân Thu thịnh
Hiền Thần cấu triều đình
quần sinh đào nhiêu noãn
tứ hải lạc thăng bình
9.Quân la Bạch Xỉ xuất Triều Thiên
Di Đà giáng sinh định dân yên
tự thử lai triều vi Nhất Thống
Cơ Đồ ngũ bách vĩnh miên miên.
10.Mã vận Dương Hầu ách
Chấn Đoài xuất Bắc phương
quần hùng tà nghiệt tử
bách tính lạc cùng ương
can qua tranh đấu dã
nhân dân bị hung hoang
Ma Vương sát Quỷ Tướng
Hoàng Thiên tru Ma Vương
Thủy trung tàng Bảo cái
thử thị Thánh Nhân hương
mại dữ Lê viên tử
nhàn cư hà đại hà
hoặc kiều tam đẳng phiến
hoặc hàm ngũ phương lương
Thiên dữ tam thời khởi
vân trình ngũ sắc quang
nhân tài thùy dữ địch

đạo đức thục cảm đương.


Tạm dịch và chú thích :
1. - gốc rễ èo uột, (nhưng) cành lá  (lại) tươi tốt.
câu này phần nhiều chép là "yểu yểu" theo ý sư Vạn Hạnh, chính văn là 杳杳 = mờ mờ, không sáng tỏ rõ ràng, như mặt trời khuất sau cây, tuy rằng có thấy ánh sáng song hình ảnh mặt trời là không rõ rệt. chúng tôi cho rằng ý nói dân tộc ta nguồn gốc chưa hẳn được rõ ràng, dầu rằng có nhiều căn cứ để nói về nguồn gốc, song chưa thể chứng minh nhiều việc bằng chứng cứ xác đáng. nhưng sau này vẫn phát triển rực rỡ. (còn sư Vạn Hạnh nói Vua kém mà bề tôi khá, cần phải xem xét).
- chữ Hòa, chữ Đao, chữ Mộc (hợp lại là chữ Lê) rụng xuống ; chữ Thập, chữ Bát, chữ Tử (hợp thành chữ Lý) sẽ thành sự. ý nói họ Lý sẽ thay họ Lê làm vua.
- Đông A (chữ Trần) vào đất, cây lạ (chữ Lê, do câu thứ 3 cũng nói đến cây trong chữ Lê) liền sinh ra. ý hết nhà Trần lại đến nhà Lê.
- Chấn cung (phương Đông) mặt trời khuất bóng, Đoài cung (phương Tây) các vì sao cũng lặn. câu này phần nhiều sách chép là "nhật xuất" riêng bản này lại thấy chép vậy. sư Vạn Hạnh luận rằng : khi nào Vua ra ở phương Đông thì phương Tây người dân cũng không còn.
- trong tháng Lục Thất (6 , 7), thiên hạ sẽ thái bình. sách này chép là "nguyệt gian", còn lại,kể cả chính sử, phần nhiều chép là "niên gian"=trong năm.
đây là chép lại bài Sấm cây gạo đời Tiền Lê, trong bài sấm này có bỏ qua không nhắc đến một số thời, như từ Trần đến Lê còn có nhà Hồ. giữa nhà Hậu Lê còn có nhà Mạc. sau nhà Lê còn có nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn. nghiên cứu lịch sử nước nhà, suy nghĩ về chính trị của các triều đại, sẽ thấy ý vị của bài sấm này.
bài sấm này do sét đánh vào cây gạo mà có, do đó các Tiên Triết đều gọi là Sấm Trời (do Trời giáng xuống mà có). cũng như bài thơ ở sông Như Nguyệt trong trận đánh chống lại quân xâm lược nhà Tống là thơ của Thần làm.
trải qua ngàn năm, hoặc do tam sao thất bản (qua ba lần chép là mất gốc), hoặc do cố ý sửa chữa vì mưu đồ gì đó, dẫn đến chữ nghĩa vênh nhau, nguồn gốc bị xuyên tạc, làm cho kẻ học về sau, khi xem đến việc này, chợt nảy sinh ý nghĩ, quả là phía trước ta có nhiều kẻ "coi Trời bằng vung".
2.-chín chín Trời Đất không thay đổi. đây là dùng số của các thuyết dịch vĩ mà bàn về Thiên Địa Nhân. 1 mà 2, 2 mà thành 3, rồi thành 9. coi trọng số 9 và bội số của nó, như 18, 36, 72, 81, 120 (36 + 72).... trong đó 9*9 = 81 là một trong những số được nói đến nhiều về sự hoàn thành một quá trình.
- mở ra một khoảng thời gian trong sáng. chữ "thời tiết" hiểu theo nghĩa khoảng thời gian đó. bây giờ nghĩa thông dụng là khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa ...) thường gặp vào khoảng thời gian nhất định trong chu kỳ 1 năm. 
- hình dạng của đầu như ngựa đi qua.
- lính người Hồ trăm vạn trở về nhà. Hồ là người phương bắc,  cũng là một họ, họ Hồ.
toàn bài chứa nhiều ẩn ý và dạng như triết tự, chưa hiểu được hết ý. bài này có một số sách quốc ngữ chép khác, chưa rõ dụng ý.
3.- đuôi Rồng đầu Rắn bắt đầu chiến tranh.
- chân Ngựa sừng Dê cay đắng về việc binh đao.
- bắt đầu biết được anh hùng trong thiên hạ đến lúc cuối.
- đến khoảng tháng Thân Dậu thì thấy thái bình.
4.- muốn biết quê của Thánh Nhân.
- thềm đằng Đông ở phương Bắc.
- tiếng là làm con nhà họ Nguyễn.
- nhưng nhất định Họ (họ tên) vốn là Dương. có phả hệ của họ Nguyễn nói rằng họ Nguyễn vốn từ họ Dương mà ra, liên quan từ thời Dương Đình Nghệ.
5.- Bắc quốc có Kim Thành mạnh. cái chữ Kim này cần nghiên cứu, có thể là địa danh.
- Nam Kim có Ngọc Bích thành. chữ Kim ở câu này không biết có liên quan đến chữ kim ở câu trên không.
- thôn Hoa không có chó cắn.
- ruộng đồng ít người cày cấy. hai câu này có vẻ ám hợp với câu nôm " chó không tiếng cắn, người không rình mò", ý vắng vẻ, làm gì có người mà rình, làm gì có chó mà cắn.

- giàu sang chỉ là giấc mộng trên đời.
- nghèo khó nảy ra bạc tóc.
- anh hùng phần nhiều là vướng vào chuyện kiếm kích (cũng có thể bị hại vì nó)
- dại chẳng biết gì lại được yên lành.
- rối ren theo phía Bắc mà dấy lên.
- dắt díu hướng về Đông mà chinh chiến.
- phá Điền Vua sẽ ra.
- không cần đánh vẫn nên việc như vốn vậy.
6.- (năm) Tý Sửu Dần nghèo rớt.
- Dần Mão Thìn (gặp) vạ xấu.
- Thìn Tỵ rời người nhà.
- Ngọ Mùi nghĩ về quê cũ.
- Thân Dậu tên tuổi đã được mọi người biết đến và bàn tán. tức là có tiếng rồi.
- Tuất Hợi thì hẳn đã là Vua.
8. - Ngựa phần nhiều xe và tướng cưỡi.
- Dê phần nhiều là dịch bệnh sinh ra.
- khắp nơi các anh hùng dấy lên.
- 12 sứ quân tranh nhau.
- Ý Trời cũng cùng với ý người.
- ba chữ Đinh gộp với một chữ Đinh. cũng có thể là : ba đứa gộp với một đứa.
- đầu con Khỉ thì Vua tôi sẽ rõ ràng.
- đuôi con gà thì dừng chuyện binh đao chém giết.
- Thánh Chúa như đời Xuân Thu thịnh trị. ví với đầu thời Xuân Thu khi nhà Chu mới đánh đổ vua Trụ.
- bề tôi hiền tài xây dựng nhà nước. như Chu Công chẳng hạn.
- muôn loài vui với đầy đủ no ấm. chữ Đào ở đây nghĩa là vui vẻ, một số theo bản quốc ngữ, suy luận không theo mặt chữ, dẫn tới nhầm với chữ Đào khác, do đó ngữ nghĩa không được thông suốt giữa các câu với nhau.
- khắp nơi mừng yên ổn.
9.- lưới của Vua ở Bạch Xỉ bung ra chầu về Trời.
- Di Đà xuống trần sắp đặt sự yên ổn của dân chúng.
- từ đấy (mọi nơi) chầu về làm Nhất Thống.
- Cơ Đồ (đất nước) 500 (năm) mãi dằng dặc. trên chép 200 hoặc 300, đây lại chép 500.
10.- thời vận con Ngựa bị cái vạ Dê Khỉ.
- phương Đông phương Tây ra ở phương Bắc.
- các anh hùng anh bá đều là bọn oan nghiệt xấu xa (mà) sinh ra.
- trăm họ rơi vào cảnh cùng cực.
- chiến trận với nhau nơi đồng nội.
- nhân dân thảy xơ xác.
- vua ma giết tướng quỷ.
- Vua Trời diệt sạch vua ma.
- trong làn nước có cái lọng quý.
- đấy đúng là quê của Thánh.
- bán cho người họ Lê.
- rỗi rãi ở trên sông, sông lớn.
- hoặc cái cầu ba loại ván (lát).
- hoặc chứa lương thực của năm phương.
- Trời với 3 thời dấy lên.
- mây rạng vẻ sáng 5 màu.
- tài người ai ngang được.
- đạo đức ai sánh bằng.

火既流分節已秋
增光宛轉似江流
山林鼠仗驚人走
平地龍飛爲德驅
此事静觀周世鳳
優客何門楚人猴
江山若有經綸客
必也先人共樂憂
裎公所制

Phiên âm
Hỏa ký lưu phân tiết dĩ Thâu (Thu)
tăng quang uyển chuyển tự giang lưu
sơn lâm Thử trượng kinh nhân tẩu
bình địa Long phi vị đức khu
thử sự tĩnh quan Chu thế phượng
ưu khách hà môn Sở nhân hầu
giang sơn nhược hữu kinh luân khách
tất dã tiên nhân cộng lạc ưu.
Trình Công sở chế.

Tạm dịch

Hỏa đã chia dòng vào mùa Thu
ánh sáng của nó uốn lượn như là dòng sông chảy
Chuột dựa vào rừng núi, sợ người mà chạy
Rồng bay ở đất bằng, vì đạo đức mà đuổi
việc này im lặng mà xem xét, con Phượng đời Chu
khách tốt ở cửa nào, con Khỉ của người nước Sở
giang sơn nếu có người có tài gỡ rối và tổ chức
ắt sẽ cùng vui, cùng lo với người đi trước!
của Trình Công làm.


順逆格詩
鐘鼎有辰遇戰争
好緣身占一才名
東西自立身朱紫
相士誰分眼白青
松柏見青霜染雪
草花蒲白蕋盈城
忠貞愛國依平治

功事轉囘甲值丁

Phiên âm
Thuận nghịch cách thi
Chung Đỉnh hữu thời ngộ chiến tranh
hảo duyên thân chiếm nhất tài danh
Đông Tây tự lập thân chu tử
tướng sĩ thùy phân nhãn bạch thanh
tùng bách kiến thanh sương nhiễm tuyết
thảo hoa bồ bạch nhụy doanh thành
trung trinh ái quốc y bình trị
công sự chuyển hồi Giáp trị Đinh


Đinh trị Giáp hồi chuyển sự công
trị bình y quốc ái trinh trung
thành doanh nhụy bạch bồ hoa thảo
tuyết nhiễm sương thanh kiến bách tùng
thanh bạch nhãn phân thùy sĩ tướng
tử chu thân lập tự Tây Đông
danh tài nhất chiếm thân danh hảo
tranh chiến ngộ thời hữu Đỉnh Chung !

Tạm dịch :

Bài thơ làm theo lối xuôi ngược.
Đất nước có lúc gặp chiến tranh
duyên tốt nên bản thân có tiếng là giỏi
Đông Tây đều tự đứng lên, bản thân thành đạt
tướng sĩ ai chia ra được mắt trắng mắt xanh
tùng bách thấy xanh, sương thêm tuyết
hoa cỏ xương bồ nhụy đầy thành
trung trinh yêu nước, dựa vào đó bình trị
việc đã nên công chuyển hồi (đến) năm Giáp đang làm việc năm Đinh.

năm Đinh đang làm việc năm Giáp (mới) thấy chuyển đổi công việc

(việc trị) trị bình dựa vào đất nước có yêu mến người trung trinh
trong thành đầy nhụy xương bồ, hoa cỏ
mắt xanh mắt trắng chia ra, ai sĩ tướng
tuyết lẫn sương (mà) xanh,(thì) thấy (có) tùng bách
áo tía áo đỏ (do) bản thân dựng lên, từ Tây đến Đông
danh tài riêng chiếm, bản thân duyên tốt
gặp lúc tranh chiến, (mới) có được Đỉnh Chung !



Tạm chú thích:
- chữ Chung Đỉnh vừa chỉ về quốc gia, vừa chỉ về ngôi Vua.
- chữ Đông Tây có nghĩa chỉ phương hướng, lại có hàm ý là khắp nơi.
- mắt xanh là tốt, mắt trắng là xấu. đây là theo tích truyện Nguyễn Tịch đời Tấn, một trong Trúc lâm thất hiền. họ Nguyễn uống rượu say nằm lăn ra sân nhà. có khách đến, nếu là người tốt thì mắt của họ Nguyễn xanh, còn nếu người xấu thì mắt ông ta trắng dã (có chỗ nói là không thấy lòng đen mắt đâu).
- chữ Chu Tử chỉ áo của quan chức, tức là phiếm chỉ quan chức.
- Bạch Xương Bồ là giống thân thảo, một vị thuốc đông y, có tác dụng trừ tà ma.
Đất nước muốn trị thì chính sách phải yêu dùng người trung trinh, mà đang loạn thì phải dựa vào người trung trinh mới trị bình được.
Bài thơ bát ngôn xuôi ngược, ý nghĩa vừa rộng lớn, vừa chi tiết, lại dự báo trước các sự việc của đất nước, không dám nói là xưa nay không có, nhưng có thể khẳng định là một tuyệt tác. Quả là tài Trạng. 



Địa đồ chùa Bạch Xỉ


Địa đồ chùa Bạch Xỉ 





Đại thế

Vương điện
Đại địa





Trong sách có vài cái địa đồ, chưa hiểu ra làm sao !

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã quan tâm. Quý vị nếu có thắc mắc gì về mặt văn bản, phiên âm, dịch thuật và chú thích, xin nêu ý kiến. Đây là việc khó, sự hiểu biết của chúng tôi là giới hạn, tất khó tránh được sai lầm !
Bản scan
Sấm ký bí truyền








Thuận nghịch cách thi
Trình Công ngữ vịnh thái bình



Qua văn bản, do chữ  時 Thời (Thì) được viết thay bằng chữ 辰 Thìn, đây là kiêng húy vua Tự Đức. Vậy văn bản này chỉ được chép từ thời Tự Đức trở lại. Dùng nhiều chữ "dá thảo" và chữ thảo. Qua phần cuối sách, có thể suy đoán, người chép là một Đạo Sỹ.


Tr

79 nhận xét:

  1. Bác viendung có thể dịch hộ mấy chữ nho trong mấy địa đồ số 3, 4 hay không ?

    Địa đồ số 3: tôi thấy bên sươn núi thạch bàn có thiền viện trúc lâm.... không biết ý bác thế nào? Cái này là nhìn trên google earth.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dịch thì như Nặc danh15:36 Ngày 12 tháng 08 năm 2015 thôi, chẳng có gì ghê gớm. Nhưng cái bản vẽ này nom như vẽ đại thế của gần cả miền Bắc, chưa lần ra đầu mối nào khả dĩ cả, quả là nan giải.

      Xóa
    2. Tôi thấy hinh đầu . Tuong trưng cũng thiên binh

      Xóa
  2. Cái hình số 3 :
    - chứ hàng trên cùng : Sơn Tây
    -hàng thứ 2 : thất tuyền môn, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Hà Nội, Đoan Hùng
    -hàng thứ 3 : Hưng An
    -trong vòng tròn dưới : vương điện
    Một số chữ nói về có bao nhiêu mẫu ruộng, ngọn núi...
    Hình số 4
    từ bên phải sang
    - đầu tiên : Nam
    -thứ 2 : Tam Đảo
    -trên : Đông
    -dưới : Bắc
    -bên trái: Bắc
    những chữ nhỏ viết về có bao nhiêu mẫu ruộng, ruộng mùa hay ruộng chiêm...

    Trả lờiXóa
  3. Theo ý kiến cá nhân tôi, câu "bất chiến tự nhiên thành" mà dịch là "không cần đánh vẫn nên việc như vốn vậy", thì chưa được ổn lắm. Và có nhẽ xưa nay phần nhiều là nhầm hướng ở câu này. Câu "bất chiến tự nhiên thành" như có một ẩn ý sâu xa khác thì phải. Nếu không, nó sẽ mâu thuẫn với câu "Hầu đầu Quân Thần định, Kê vĩ tức đao binh", câu "163.can qua chiến trận kể người phong công" và một số đoạn khác nữa... Nếu đã không có đánh nhau, sao lại nói cuối năm Dậu thì dừng đao binh, lại còn có chuyện phong thưởng công lao trong chiến trận, 72 tướng mà không có chiến trận thì cần quái gì đến tướng? Cho nên cần phải nghiên cứu cái khả năng "tranh chiến ngộ thời hữu Đỉnh Chung !".
    Có gì chưa phải, mong chủ blog cho xin hai chữ đại xá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không "chiến" thì "quần ma" nó "tự tử" để tự diệt vong chăng? "Hoàng Thiên chu Ma Vương" bằng cách nào? Ắt là "Trời" sẽ dùng tay của các bậc "Thánh" rồi. Còn các bậc "Thánh" với nhau mới "bất chiến" để suy tôn thủ lĩnh.

      Xóa
    2. Không có suy nghĩ gì cả, chúng tôi chỉ dám "tạm dịch và chú thích" mà thôi, chứ có dám "khẳng định là dịch và chú thích đâu". Cái thứ này tốt nhất là xem chính văn. Cảm ơn bạn đã góp ý!

      Xóa
  4. 173.Ải binh mới động thập thò nghênh ngang!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào anh Viên Thông:
      Rất cảm ơn anh đã post lên những bài sấm có chữ Nôm. Nếu có thể xin anh:
      1) Thêm xuất xứ, thí dụ như từ Thư Viện Quốc Gia, xin thêm số mã
      2) Bản Sở Cuồng 1930 (phần chữ Nôm và quốc ngữ Latin)

      Xin chân thành cảm ơn

      Xóa
    2. Bản của Thư Viện Quốc Gia là bản sách điện tử mở, xem tự do.
      Mã hiệu số hóa: nlvnpf-0866
      Mã kho: R.531
      Tên sách:闖記祕傳 Sấm kí bí truyền
      Tác giả:程國公( 阮秉謙)Trình Quốc công (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
      Còn link xem trực tuyến ở đây: http://hannom.nlv.gov.vn/hannom/cgi-bin/hannom?a=d&d=BNTwEHieafjeV&e=-------vi-20--1--txt-txIN%7ctxME------
      Chẳng có gì bí mật cả. Chỉ mỗi tội, chữ Nôm viết thảo, một câu chuyện nan giải cho nhiều nhà nghiên cứu. Còn những bản viết chữ chân, thì không rõ.
      Chúng tôi không có bản Sở Cuồng 1930.

      Xóa
    3. Bản Sở Cuồng có những câu mà gần như ai cũng biết:
      Bắc hữu kim thành tráng
      Nam tạc ngọc bích thành

      Hoả thôn đa khuyển phệ
      Mục giả dục nhân canh

      Bản này gần như tương phản 100%:
      Hoa thôn vô khuyển phệ

      Thật khiến tôi không hiểu làm sao. Dù là tam sao thất bổn, nhưng ít nhất cũng phải có ý nghĩa gần nhau mới hợp lý.

      Anh Viên Thông có thể tìm nguồn cho đoạn sấm sau đây:
      Bốc đắc càn thuần quái
      Sơ cửu thoái tìm long
      Ngã bát thế chi hậu
      Binh qua khởi trùng trùng
      Tinh tụ Bảo giang thượng
      Đại nhân cư chính trung

      mà nhiều người cho là nguyên gốc của Trạng Trình hay không?

      Thành thật cảm ơn

      Sơn Nguyễn

      Xóa
    4. Xin trình bày với anh một chút thiển ý của chúng tôi về việc này. Trong phần dịch và chú thích (tạm), chúng tôi đã đề xuất ý kiến về việc sửa chữa, chế tạo thêm vì mục đích cá nhân hoặc của một nhóm nào đó. Văn chương của Trạng Trình mộc mạc nhưng đắc ý, kẻ tầm thường khó có thể bắt chước được. Vốn dĩ, Sấm Ký là Bí Truyền (truyền thụ riêng và kín), đến thời đầu thế kỷ 20, tại sao lại được dịch ra, cho in và phổ biến, đấy là điều chúng ta phải suy nghĩ. Và nếu qua suy luận, chúng ta có thể suy ra được lý do nhất định của việc này. Chúng tôi chỉ là người nghiên cứu độc lập, theo ý thích của cá nhân mà thôi (chứ không sống về nghề nghiên cứu Hán Nôm, lịch sử và văn hóa nói chung), không có một chút tên tuổi nào trên đời cả, ít có quan hệ với giới học thuật về những bộ môn này. Nhưng ngay từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã được nghe những câu sấm, các cụ ngồi nói chuyện kín với nhau, nhất là các cụ có nho học, các văn thân đã than gia Quốc Dân Đảng. Sau này mới để ý và sưu tập được một vài bản chữ nôm chép tay. Các bản chữ quốc ngữ, chúng tôi cũng đã xem bản in giấy từ khi chưa có internet, theo con đường truyền tay. Qua so sánh, chúng tôi tin rằng, các bản chép tay bằng chữ hán, nôm, trước năm 1945, có độ tin cậy về mặt văn bản cao hơn các bản chữ quốc ngữ được in ấn phổ biến. Nhưng ngược lại, những bản chép tay ấy cũng có những sai sót, phần nhiều là do trình độ người chép, do không có điều kiện so sánh, vì không ai dám nói là mình có "Sấm Ký" trong tay (lý do của việc này là dễ hiểu). Thứ nữa, là gặp bất kỳ văn bản nào mang hơi hướng "Sấm Ký" cũng đều sao lưu. Về mặt từ ngữ trong Sấm Ký, đầu tiên, chúng ta phải xác định, dứt khoát không được có câu nào không hiểu được theo nghĩa thông thường, tức là không có chuyện câu văn tối nghĩa, còn ý tứ phía sau là việc khác. Tiếp nữa, những câu chữ Hán, phải phù hợp với những câu chữ Nôm, một điều khẳng định là, Trạng đã viết cả chữ Hán và chữ Nôm, phần chữ Nôm có thể coi là bản dịch phần chữ Hán, do chính Trạng làm, vì thực ra, người có tài dịch được, hoặc là không địch, hoặc là nếu dịch sẽ nói rõ là họ dịch. Về phần chữ Nôm, viết để mọi người dân Việt nghe cũng có thể biết được (kể cả người không biết chữ). Có chuyện, khi Nguyễn Dữ viết Truyền Kỳ Mạn Lục bằng chữ Hán, Trạng bảo học trò rằng, nếu câu chuyện của anh muốn để mọi người đều biết, anh phải viết lại một bản bằng tiếng Việt ta (chữ Nôm). Nguyễn Dữ về bỏ công viết một bản chữ nôm, sang trình thày xem. Cụ Trạng bảo, anh viết nửa ngô nửa ngọng thế này, nho không ra nho, nôm không ra nôm, điển tích nhiều thế này thì đến thày nhiều chỗ còn chưa hiểu, huống là người khác. Sau, Nguyễn Dữ sửa lại, mới có bản chữ nôm hay như bây giờ (có một số nhà nghiên cứu đoán là người khác dịch). Qua đó ta có thể hiểu được quan điểm của Trạng Trình trong cách viết văn, thơ. Sấm Ký là bản vân đặc biệt, tất phải có những thuật ngữ về Dịch Học, Lý Số, có điều, người xem có am hiểu tất cả những môn ấy, để biết ý nghĩa của thuật ngữ ấy hay không mà thôi. Vì thế, khi thấy bàn luận về "nhân doãn hay nhân duẫn" gì đó, chúng tôi thực sự không hiểu nổi.
      Về câu "hoa thôn vô khuyển phệ
      điền dã thiểu nhân canh"
      chúng tôi đã thích nghĩa rõ ràng. Đây là thơ chữ hán, yêu cầu đăng đối chặt chẽ. Còn câu:
      "Hoả thôn đa khuyển phệ
      Mục giả dục nhân canh"
      chưa cần biết chính xác mặt chữ Hán, nhưng vẫn có thể chỉ ra sai sót về mặt hình thức: chữ "đa" không thể đối với chữ "dục" được. Có thể suy luận theo hai hướng: 1 là người viết trình độ thấp, 2 là nếu bị "sai" viết, thì cố tình viết như thế để người đọc nhận ra.
      Câu "Bốc đắc càn thuần quái..." chúng tôi không hiểu về xuất xứ của nó, không dám đoán mò về tác giả. Còn cái chuyện "bát thế chi hậu" tương tự bài thơ trên bát hương, chúng tôi cũng chưa hiểu thế nào.
      Rất cảm ơn anh đã chia sẻ ý kiến.

      Xóa
    5. Thân chào anh Viện Thông,

      Tôi nhận thấy giữa anh và tôi có nhiều điểm tương đồng:
      1) Ham thích sấm từ thuở nhỏ
      2) Nghiên cứu độc lập
      3) Chú trọng về các bản có gốc tích chữ Nôm và Hán
      4) Đặc biệt chú ý về phần ngữ vựng của các câu, nhất là các cặp câu đối nhau

      Một điều theo tôi hiểu, đa số các phiên bản sấm viết theo lối lục bát trường thiên, mà tôi nghĩ đây là những suy diễn của các nhà nho sau này, vì thể lục bát hình như chưa có, hoặc chưa thịnh hành thời Trạng. Lại nữa, theo tôi nghĩ sấm phải được viết thật cô đọng, nhiều câu tối nghĩa phải sử dụng phương pháp chiết tự mới có thể tìm ra lời giải. Vì lẽ đó, tôi đã yêu cầu anh nếu có thể hãy post bản Sở Cuồng (hiện tại là bản xưa nhất) nguyên bản chữ Nôm để tiện bề so sánh. Trong các bản sấm, tôi chỉ chú trọng đến phần chữ Hán, đa phần ở cuối bài, mà theo tính cách thời gian để chỉ cho hiện tại và tương lai.

      Đoạn "Bốc đắc càn thuần quái" tôi tìm thấy trong cuốn Việt Sử Siêu Linh của tác giả Hạ Long Lưu Văn Vịnh, chỉ thuần chữ quốc ngữ và không có xuất xứ.

      Cảm ơn anh.

      Xóa
    6. Chúng tôi hiểu ý của anh và cách làm việc của anh. Có điều, trong một vài điểm, chúng tôi có suy nghĩ khác. Về việc thơ lục bát có từ bao giờ, ở đây, chỉ bàn đến thời điểm xuất hiện thơ lục bát trong một văn bản nào đó còn giữ được đến bây giờ, chứ không thể xác định được thơ lục bát có từ bao giờ một cách chính xác tuyệt đối, tức là do ai làm đầu tiên, từ bao giờ, hình thức nguyên thủy như thế nào.vv..vv.. và ..vv.. Đã có nhiều nhà nghiên cứu cận, hiện đại nghiên cứu và đề xuất ý kiến về việc này, chúng tôi đã xem qua hầu hết những ý kiến ấy. Qua những luận điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi có quan điểm rất khác. Các nhà nghiên cứu chưa xem hết các tài liệu chữ Nôm viết bằng thể thơ lục bát, đấy là điều khẳng định, phần nhiều họ nghiên cứu theo hướng của người đi trước, nên rốt cuộc cũng chỉ là lối mòn sai lầm mà thôi. Chúng tôi đã có lần nói chuyện này với một nhà nghiên cứu am hiểu rất sâu về hán nôm và văn hóa lịch sử (làm được thơ văn theo lối bác cổ), nhà nghiên cứu này cho rằng thơ lục bát có từ thời Lê sơ (hậu Lê). Chúng tôi có quan điểm khác, thơ lục bát ra đời muộn nhất là đầu thời Trần, vì sao nói muộn nhất, vì lúc đó, thơ lục bát đã được viết dưới dạng trường thiên. Trong cuộc chuyện trò, chúng tôi đã nói vui, cái này xứng đáng là một luận án của cái đang được gọi là "tiến sỹ khoa học" đây. Tất nhiên chúng tôi phải trưng ra bằng chứng, các vị ấy bảo, mấy ông giáo sư các ông ấy không đọc loai sách này, điều này thì chúng tôi cũng đoán được từ lâu (nói là đoán, vì chẳng quen ông giáo sư nào, mà chỉ biết họ qua bài viết). Và loại sách do cao nhân đắc đạo viết khó có thể ngụy tạo. (được lưu truyền bí mật, năm 2008 chúng tôi thấy cụ già người quen đọc, chúng tôi xin cụ cho xem qua, cụ gượng đưa cho xem, đồng thời nói luôn, cụ trao cho tôi sách này đã dặn, tôi không cho chú mượn đưa về nhà được, cụ già năm nay ngoài 90 tuổi)
      Thơ sấm chữ Hán thì hay có mục chiết tự, nhưng sấm Trạng Trình thì ít chiết tự. Còn thơ nôm thì hầu như rất ít chiết tự, vì chữ nôm là tiếng Việt, lại chiết tự chữ Hán thì viết luôn chữ Hán cho xong. Như: "Rõ ràng hai bảy mười ba" là cách nói khác, chúng tôi được nghe các cụ bàn về câu này, rồi cụ nào cụ ấy cười không hãm được, thế này thì "giàn nho" cũng chịu chứ "trùm nho" thì chẳng làm trò trống gì. Chắc là tam sao thất bản, chứ Trạng không lẽ lại lú, không biết là hai bảy mười bốn. Nnưng cuối cùng, hai bảy mười ba thật, nhuận hai tháng bảy nên năm có 13 tháng!!!
      Chúng tôi có được nghe mồm câu "mười tám con đủng đỉnh dưới trời Nam", có vẻ liên qua đến chiết tự.
      Về mặt văn bản, chúng tôi cho rằng, sấm Trạng Trình vẫn còn nhiều bản trong dân, không được đưa ra cho mọi người biết. Lý do thì mọi người đều cơ thể hiểu được. Bây giờ Tiên, Phật, Thần, Thánh... xuống phàm quá nhiều rồi, Sấm của Trạng chắc gì đã có tác dụng tốt.
      Vì có cách nhìn nhận khác nhau, dẫn đến ý kiến khác nhau, đó là chuyện thường. Còn chân lý thì thường hằng bất biến.
      Sách Việt Sử Siêu Linh, chúng tôi chưa có được may mắn để xem qua. Còn có thể vì lý do gì đó, tác giả đã không dẫn nguồn tư liệu. Cái này là ngoài tầm kiểm soát của người đọc phổ thông.
      Xin chia sẻ với anh vài điều mà anh quan tâm!

      Xóa
    7. Như đã nói tôi ham thích sấm từ thuở nhỏ. Giai đoạn 1980s mua được quyển Sấm Trạng Trình (xuất bản bởi Hội Tử Vi Lý Số ở Hoa kỳ) đầu tiên mừng vô cùng, và thiếu điều học thuộc lòng từng lời sấm. Thời gian gần đầy nhờ internet, các phiên bản sấm khác (chữ Việt mẫu tự Latin) mới lộ ra, làm cho tôi vô cùng bỡ ngỡ vì sự khác nhau và lỗi chính tả của các bản, do đó nhu cầu tìm nguyên bản chữ Nôm hay Hán là cần thiết. Các lời giải sấm trên internet nở rộ theo tình hình đất nước và thế giới, tuy nhiên cách giải lại không theo một qui tắc nào, đầy cảm tính, chấp văn tự, nghiêng theo các quẻ Tử Vi, ... khó tó tính thuyết phục cao.

      Dù vậy vẫn có vài diễn đàn đã đóng góp nghiên cứu, sưu tập thành những bản sấm chữ quốc ngữ, rất dễ dàng cho những nhà nghiên cứu đứng đắn, điển hình là các vị Hạ Long Lưu Văn Vịnh và Sơn Trung Thư Trang Nguyễn Thiên Thụ. Ông Lưu Văn Vịnh, tác giả Việt Sử Siêu Linh, đã tìm được những đoạn sấm chữ Hán đáng tin, và tìm tòi các lời sấm của các tiên tri trên toàn thế giới để so sánh và đúc kết những điểm tương đồng trong các sấm Đông Tây. Ông Nguyễn Thiên Thụ đã tập hợp các bản sấm chữ quốc ngữ có được, so sánh và hệ thống hoá theo thời gian các bản được in ấn, đồng thời quốc ngữ dịch một bản Nôm của Nguyễn Văm Sâm.

      Xin gởi anh các nguồn để tham cứu:

      http://www.nguyenthaihocfoundation.org/vanhoanghethuat/ttnbk_p1.htm

      http://sontrung.blogspot.com/search/label/NGUY%E1%BB%84N%20%20THI%C3%8AN%20TH%E1%BB%A4%20*%20S%E1%BA%A4M%20K%C3%9D%20TR%E1%BA%A0NG%20TR%C3%8CNH%20TO%C3%80N%20T%E1%BA%ACP

      Cảm ơn anh đã chia sẻ.

      Xóa
    8. Cảm ơn anh đã chia sẻ liên kết của một vài trang khá nghiêm túc trong việc sưu tầm, khảo cứu Sấm Trạng Trình và Sấm Ký của các vùng trên thế giới. Trang của nhà nghiên cứu Nguyễn Thiên Thụ, chúng tôi cũng đã viếng thăm. Việc phân tích, bình luận, chúng tôi không có ý kiến gì, chỉ có điều đáng tiếc là, bộ ảnh gốc của văn bản được cho là của Phùng Khắc Khoan, độ phân giải quá thấp, không thể đọc được toàn bộ.
      Do quan điểm khác nhau trong nghiên cứu, dẫn tới việc lý giải khác nhau trên cùng một hiện tượng, một việc. Như việc nói họ Phùng có làm Sấm Ký, chúng tôi cho rằng còn phải để tồn nghi, rộng đường cho những nghiên cứu tiếp theo. Tương truyền, họ Phùng theo học Trạng, muốn đem tài năng giúp đời, nhưng hoàn cảnh đất nước phân chia, đã xin ý kiến Trạng Trình, cụ chỉ nói ý, qua đó họ Phùng hiểu là nên theo về Nam. Qua đó có thể thấy, họ Phùng không học Đạo Pháp của cụ. Và hầu như những học trò ra làm quan làm tướng, cũng tương tự như họ Phùng mà thôi.
      Việc dùng Tử Vi để lý giải Sấm Ký, hôm nay chúng tôi mới được biết. Chúng tôi cho rằng, đó là một việc vô nghĩa. Ngay trong thuật Tử Vi, còn nổ ra tranh luận trong việc an sao, vòng tràng sinh ... Tiện đây, xin nói thêm mốt chút về việc này. Như luận về Ngũ hành tiêu trưởng, các môn loại là khác nhau. Đầu tiên, khi ngũ hành áp dụng trong Dịch, người ta đều lấy Thân là Trường Sinh của Thủy, Thổ. Lý giải điều này có mấy cách, trình bày ở đây thì hơi dài dòng và lạc đề. Thứ đến là Ngũ Hành Nạp Âm tiêu trưởng, cũng lấy Thân là Trường Sinh của Thủy Thổ. Thập Can Ngũ Hành tiêu trưởng, lại gửi Thổ theo Bính Đinh. Và Chính Ngũ Hành lại lấy Ly Ngọ để làm Trường Sinh của Thổ. Những thuyết này áp dụng cho các môn loại là hoàn toàn khác nhau. Như trong Phong Thủy chỉ dùng Bát Can, với cái lý là Thổ ở Trung Ương, và là đối tượng áp dụng lý thuyết, vì thế La Kinh không có Mậu Thổ. Cục trong thuật Tử Vi là Ngũ Hành Nạp Âm, nên Thổ theo Thủy. Đồng thời chỉ luận từ Tứ Duy mà thôi (tương tự như trong Dịch). Chúng tôi có tham khảo khá nhiều sách vở của Trung Quốc, Đài Loan thời Minh Thanh, các bản chép tay, cũng như sách chữ Hán Nôm ở ta, đều thống nhất như vậy. Duy có một số vị biên soạn sách Tử Vi chữ quốc ngữ, lại có những lời bàn về vòng Trường Sinh rất khác, và lại cho rằng đấy là góp phần "xiển dương". Trong khi, nguyên nghĩa của Cục là gì cũng chỉ lờ mờ mà thôi.
      Lưu Bá Ôn nổi tiếng với Thiêu Bính Ca và hai bài Bi Ký. Họ Lưu đỗ tiến sỹ thời Nguyên khi mới hơn 20 tuổi, làm quan được vài năm, thấy chính trị đương thời không khả quan, bèn từ quan, trở về nhà ở cạnh Hồng La Sơn, trường kỳ nghiên cứu kinh Xuân Thu. Nhân được sách cổ cất giấu trên núi, sau thời gian nghiên cứu, có mấy quyển không sao hiểu được, mới đi chu du để tìm cao nhân dật sỹ. Sau bái đạo sỹ Chu Điên làm thày. Lưu đưa 4 quyển sách của mình cho họ Chu xem. Chu nói, bộ sách này có 12 quyển, Trương Lương được 6 quyển, Gia Cát được 6 quyển, ta có 8 quyển, còn anh được 4 quyển. Bốn quyển của anh là chủ về nhân sự, anh dùng vậy là đủ rồi!!! (khả năng Chu có quyển mục lục, và ý là Lưu có muốn học thêm cũng không đủ sức).
      Về Bài Thơ Thần, chúng tôi đã có ý kiến trong phần chú thích. Nó là khác với ý kiến của Hạ Long Lưu Văn Vịnh.
      Qua link anh cung cấp, chúng tôi sẽ xem khi có điều kiện.
      Xin cảm ơn anh nhiều,

      Xóa
    9. Chào anh Viên Thông,

      Tôi trích lời dưới đây trong Sấm Trạng Trình Toàn Tập của tác giả Nguyễn Thiên Thụ:

      "Ông Phạm Đan Quế đã giới thiệu khá đầy đủ về các văn bản Sấm ký toàn chép tay trong thư mục Hán Nôm lưu trữ tại thư viện Hà Nội Khoa Học Xã hội (Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc Gia Hà Nội thì hiện nay còn bảy tài liệu chữ nôm sau đây có Sấm Trạng Trình (2) :
      (1)-Bạch Vân Nguyễn Trình Quốc công lục ký 25 trang, ký hiệu VNB3
      (2)-Trạng Quốc công ký: -2 quyển: VHV 1453/b - 36 trang; VHV 102; 32 trang.
      (3)-Trình Quốc công sấm ký : 34 trang: AB345
      (4). Trình tiên sinh quốc ngữ : 22 trang: AB444.
      (5). Sấm ký bí truyền 34 trang; VHV 2261.
      (6). Thiên Nam ngữ lục ngoại ký có phụ chép một số câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Thượng thư; AB192.
      (7). Nhất tích thiên văn gia truyền VHV 1382 có một bài sấm nói là của Trạng Trình.

      Nếu anh có rảnh, xin anh có thể phiên dịch/chú giải và post lên mạng những bản chưa có để rộng đường dư luận.

      Thành thật cảm ơn

      Xóa
    10. Xin thưa! Nếu có trong tay, chúng tôi đã dịch và đưa lên rồi. Trong 7 bản ấy, chỉ có bản "chữ Thảo" Sấm Ký Bí Truyền chúng tôi đã tạm phiên âm, còn mấy bản dễ đọc kia thì... Anh có thể suy luận và hiểu được lý do, môi trường của chúng tôi khác với hoàn cảnh của anh. Vì vậy, việc anh đề xuất, chúng tôi hiện tại không có điều kiện để làm.
      Chúc anh luôn vui, khỏe!

      Xóa
    11. Thật đáng tiếc! Theo tôi biết, quyển thứ 4 "Trình Tiên Sinh Quốc Ngữ", chính là bản chữ Nôm của bản Sở Cuồng. Nếu có sẽ giải quyết được rất nhiều nghi ngờ.
      Dù gì cũng rất cảm ơn anh, và cũng xin chúc anh luôn vui, khoẻ!

      Xóa
    12. Chào anh Viên Thông,

      Khi hỏi về xuất xứ bài "Sấm Đích Thực của Trạng Trình" trong đó có câu "Bốc đắc thuần càn quái", ông Hạ Long Lưu Văn Vịnh trả lời như sau:

      "- Tạm gọi là đích thực vì chép trong sách cổ CÔNG DƯ Tiệp Ký của Vủ PhươngĐề ( tk 18) tập I do Bộ QGGD VNCH in bản dịch. và trong Bạch Vân Am Thi Tập bài Tiên sinh bốc quái với các cao môn đệ như Trương Thời Cử..."

      Xin cung cấp thông tin

      Xóa
    13. Được anh cho biết nguồn dữ liệu, chúng tôi nghi ngờ trí nhớ của bản thân, vả lại cũng chưa xác định được bản chữ Hán, từ đó Bộ QGGD VNCH in bản dịch là bản nào.
      Về hành trạng (tiểu sử) của Trình Quốc Công, văn bản được nhiều người cho là đáng tin cậy, là bản phả ký được Vũ Khâm Lân soạn và cho khắc bia dựng ở đền thờ Trình Quốc Công ở Cổ Am (Trung Am). Trong văn bản này có đề cập tới việc Trạng Trình cùng học trò là Trương Thời Cử xem Dịch, đoán là "bát thế chi hậu" sẽ có loạn to (có tài liệu chép là nhân thấy mây trời vàng lạ). Nhưng không nói là được quẻ gì, cũng không có thơ.
      Bản Công Dư Tiệp Ký chữ Hán mà chúng tôi đã xem qua, cũng nói là cùng Trương Thời Cử xem Dịch, bói được quẻ Càn, đoán "bát thế chi hậu" sẽ có loạn không có thơ phú gì.
      Bạch Vân Am Thi Tập của Hải Học đường, không thấy đề cập việc này.
      Công Dư Tiệp Ký cũng chỉ là nghe truyền miệng rồi chép lại, việc coi là "đích thực" cần cẩn trọng. Bia do Vũ Khâm Lân soạn là công khai, nếu sai sót sẽ bị phản đối . Cả hai người có vẻ như không biết có sự tồn tại của "Sấm Ký". Con cháu của Trạng vẫn còn đến ngày nay (riêng ở quê bị cho là thất thống).
      Bia ở đền thờ bây giờ không còn, bia quán Trung Tân mới được đục lại.
      Xin trình bày với anh một chút hiểu biết của chúng tôi về việc này.
      Chúc anh sang năm mới gặp nhiều điều lành!

      Xóa
  5. Từ hôm qua 20/1/2015, năm hành tinh thẳng hàng, chẳng biết có phải là triệu chứng gì không?

    Trả lờiXóa
  6. Nhờ đọc bài dịch của anh Viên Thông " Tự Đức đi săn gặp trạng nguyên Nhật Bản" thì càng rõ hơn về các nhà tiên tri chính trị bóp méo, ghép rồi dán chữ nực cười "Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch" HCM , Mao TrĐ...
    Rồi đến tiên tri Trần Dần cùng nhiều thể loại khác ,thậm chí ngay cả Nguyễn Thiên Thu với Sấm Tr Tr toàn tập hay Lưu Văn Vịnh với VSSL phán không khách quan,lý luận dán chữ.
    Đây là đoạn gần kết nổi tiếng trong nhiều bài sấm :" Trần công nãi thị phúc tâm, giang hồ xử sỹ Đào Tiềm xuất du.." .Thực chất đây là bài thơ "Kiền khôn phú tái" của Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm. Thời vua Tự Đức,ông được coi là Tr Tr NBK tái thế ,thánh nhân trong sấm xuất hiện, sau lấy vợ rồi mất ở Pháp, cháu chắt người Pháp có về thăm VN.
    Thấy anh có nhiều tài liệu và giỏi chữ Hán, dịch thuật khách quan, xin anh thử xem xét.
    A. Kỳ Đồng họ Nguyễn là người làm chính trị , mượn sấm Trạng Trình để thu dụng nhân sĩ khởi nghĩa. Mà sao ông ta lại làm bài thơ lục bát "Kiền khôn phú tái" có họ Trần, rồi Đào Tiềm xuất du...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về Kỳ Đồng, hai bài thơ chúng tôi đăng là dựa vào tài liệu ở quê của Kỳ Đồng, độ tin cậy cao vì thủ pháp dùng chữ rắc rối, khó ngụy tạo. Những sáng tác của họ Nguyễn bị Pháp tiêu hủy và cấm đoán. Nhiều văn thân yêu nước, trong hoàn cảnh nước nhục vua hèn, đã phao tin Kỳ Đồng là Trạng Trình tái sinh, đồng thời dựa vào Sấm ký để chế tạo một số bài thơ, cả Hán và Nôm. Thơ chữ Hán nhằm vào giới sỹ phu, chữ Nôm nhằm vào giới bình dân. Câu "Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết" trái nghĩa với câu "kể dư nhị ngũ mới hầu cứu cho", vì người làm cũng không thể lý giải được câu sấm chữ nôm. Qua đó có thể suy luận về những câu còn lại.
      Tất cả những bản nôm mà chúng tôi được xem, không có bản nào chép "Mộc hạ châm châm khẩu" cả, mà chỉ khác ở thứ tự chữ mà thôi. Đó là "Mộc hạ liên Đinh Khẩu" và "Mộc hạ Đinh liên Khẩu", nhưng về ý là tương đồng, "dưới chữ Mộc liền chữ Đinh với chữ Khẩu", và "dưới chữ Mộc chữ Đinh liền với chữ Khẩu". Câu "Mộc hạ châm châm khẩu" có lẽ được làm ra với mục đích tung hỏa mù, chữ "châm" mặt chữ là như thế nào, nghĩa là gì? Còn chữ Mai 槑, chứ Mộc lại ở dưới chữ Khẩu. Về nghĩa của chữ Hạ, về văn phạm có thể tham khảo một câu khá phổ biến, Sơn Hạ Hỏa=Lửa dưới núi.

      Xóa
    2. Đây là bài thơ "Kiền khôn phú tái" ,tôi copy & paste.
      "Kiền khôn phú tái khôn lường
      Đào viên đỉnh phí khuyển dương tranh hùng
      Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
      Đảo Hoành Sơn tam liệt ngũ phân
      Ta hồ vô phụ vô quân
      Đào viên lạc tán ngô dân thủ thành
      Đoài phương triệu ứng giáng sinh
      Cửu trùng ướng thuỵ long thành ngũ vân
      Phá điền tiên thánh giáng trần
      Mãnh sĩ mưu thần như hải như lâm
      Trần công nãi thị phúc tâm
      Giang hồ xử sĩ Đào Tiềm xuất du
      Tướng thần hệ xuất Y, Chu
      Thứ cơ phục kiến Đường Ngu khải hành
      Hiệu xưng thiên hạ thái bình
      Đông tây vô sự Nam thành quốc gia"
      Nguồn: Kỳ Đồng tiểu sử và thơ văn, Sở văn hoá và thông tin Thái Bình, 1983.
      -Thêm bài "Vịnh thời sự" trích dịch:
      "Trời còn muốn mở nền bình trị
      Không tớ thì ai giúp nước nhà!"
      Theo như ý anh,có thể Kỳ Đồng không làm bài "Kiền khôn phú tái" .mà do nhân sĩ khác mượn sấm phao tin.Nhưng với đoạn trích ở trên hoặc nhiều đoạn khác mà tôi không biết, ông ta mà không "lợi dụng" sấm hay thánh thì quá tầm thường chính trị và cũng không phù hợp với tính tự cao kia.

      Xóa
    3. Cám ơn anh đã trả lời đoạn:
      "B.Đọc ở đâu đó có người gép chữ
      Thánh nhân danh -Mộc hạ châm châm/trâm trâm/liên đinh khẩu
      Nghĩa là 2 chữ mộc gắn dưới 2 chữ khẩu -槑 họ Mai.
      Tôi tra từ điển thì đó là chữ Mai ngày xưa và trích "Nay gọi quan Tể tướng là điều mai 調梅 hay hòa mai 和梅 là bởi ý đó."
      Phải chăng? Bạch Xỉ Ngọ tuế vi quốc sư -Có ông Bạch Xỉ điều hòa hôm mai."
      Tôi trích chữ Châm từ Sơn Trung Thư Trang-Sở Cuồng/Mai Lĩnh :
      Hứa cập thánh nhân hương
      許及 聖人鄕.
      Mộc hạ châm châm khẩu
      木下針針口

      Xóa
    4. Tôi không biết chữ Hán .Nhưng anh đã cho ví dụ :Sơn hạ hỏa=Lửa dưới núi ,tôi đổi chữ Hạ sơn =xuống núi phải không?Trong ngữ cảnh ghép chữ/chiết tự không thể dịch là dưới núi/xuống núi khi đảo chữ.Chỉ có dưới chữ Sơn và chữ Sơn ở dưới.Để rõ thêm với câu nổi tiếng :” Phá điền Thiên Tử xuất/giáng trần” .Tôi đảo ngược “Thiên Tử phá điền xuất/giáng trần” ,2 câu giống nhau chủ là Thiên Tử ,động từ chính là xuất, phá điền là động từ bổ nghĩa khác nhau ,”Bị động” và “Chủ động” theo thứ tự dẫn đến ý nghĩa khác nhau. Tức là việc tưởng không có gì mà thực sự có gì theo bố cục.
      Quay lại với anh 2 ý.
      1.Theo anh, những bản sấm mà anh có là “Mộc hạ liên đinh khẩu” và “Mộc hạ đinh liên khẩu”.Tức là anh công nhận có sự “Hoán vị chữ”,nhưng anh khẳng định rằng không khác nhau về nghĩa.Nghiễm nhiên, anh tự cho động từ chính là “Liên” , danh từ là chữ “Đinh” .Nếu chữ “Đinh” là động từ, chữ “Liên” là danh từ khi đảo ngược thì sao?
      Sấm truyền miệng,đọc,viết ngược xuôi.Nếu đổi chỗ “Liên Đinh”, có chắc không đổi chỗ “Hạ Mộc”...Hoặc anh chiết tự được thì mang lên bàn luận.
      2.Anh ngờ rằng chữ “châm châm” là có thể ai đó tung hỏa mù.Còn những bản anh không biết trong thư viện,gia phả,thế gian ,hay nói cách khác những người có bản đó có thể ngờ chữ “Liên đinh” cũng là hỏa mù.

      Viết vậy khó cho anh,nhưng thiểt nghĩ tranh luận,gạn lọc sẽ sáng hơn.
      -Thánh nhân danh: Ở dưới chữ Mộc, có chữ Đinh với chữ Khẩu . Không có chữ nào như vậy!
      -Thánh nhân danh: Chữ Mộc ở dưới gắn liền(châm châm, liên liên, liên đinh, đinh đinh,đinh liên, đinh châm) =chữ Mai 槑 .Thống nhất được chủ từ,vị từ và các động từ kép khác nhau!

      Xóa
    5. Xin phép được có đôi lời!
      -Chúng tôi luôn tôn trọng tất cả, vì vậy mới trả lời các ý kiến, kể cả ẩn danh, trong khả năng cho phép.
      -Chúng tôi không dám khẳng định rằng tài liệu mà chúng tôi có là chính thống. Việc dịch thuật và chú thích chỉ là "tạm", mang tính tham khảo đối với người đọc. Các ý kiến của các quý vị, cũng như ý kiến của chúng tôi là như nhau, chúng tôi không cho rằng chúng tôi đúng và người khác sai. Quyền nêu ý kiến, đấy là quyền của bất cứ ai.
      -Chúng tôi dựa trên ngữ, nghĩa, văn phạm để dịch và chú thích. Còn nhiều điểm chúng tôi cũng chưa hiểu, đó là chuyện thường. Số lượng chữ Hán, như Tự Điển lớn nhất của Trung Quốc hiện tại thu thập được là 85.000 chữ. Trong khi đó chúng tôi chưa thuộc hết số lẻ của 85.000 chữ này, ngay ở thể chữ Khải (ta gọi là chữ Chân), chưa nói đến Giáp Cốt, Kim Thạch Văn, Đại Triện, Tiểu Triện.... Vì vậy cũng chưa quyết được liệu có chữ nọ hay chữ kia hay không. Vả lại có nhiều chữ dân gian vẫn dùng (cả ta lẫn tàu) trong Tự Điển 85.000 chữ cũng không có.
      -Binh thư các đời chúng tôi cũng đã xem qua. Quyền Thuật là Bá Đạo. Vì vậy khi bị chú Âm Phù Kinh, Gia Cát Vũ Hầu có nói: 夫子太公, 豈不賢于孫吳韓白 phu tử Thái Công, khởi bất hiền vu Tôn, Ngô, Hàn, Bạch. (Thái Công Khương Tử Nha là bậc thày, bày ra chuyện chẳng lành là bọn Tôn Vũ, Ngô Khởi, Hàn Tín, Bạch Khởi.)
      -Chúng tôi chưa dám nhận định Kỳ Đồng là người tự cao, khi đó mới hơn 10 tuổi. Chưa có căn cứ bài thơ đó đích thực là do ông làm. Còn vì sao có bài thơ đó, còn tồn nghi để tiếp tục nghiên cứu.

      Xóa
    6. Xin đáp lại:
      -Có một sự thật là ngày nay ai cũng biết trát đất không phải là trung tâm của vũ trụ (Galile),nhưng để chứng minh rằng trái đất hình vuông hay hình vòm theo quan điểm người cổ đại là sai thì dẫn đến những câu hỏi : Thời gian,không gian, nhân gian? Nếu bảo là sự hình thành thì không ai có mặt,có hình tại thời điểm đó, nghĩa là trái đất có thể hình tam giác, vuông… nhờ quay quanh mặt trời nên tròn như bây giờ.Cũng theo dòng ý này ,tất cả những văn bản , cổ sử,… được coi là thật, chính thống cần đặt câu hỏi ???
      Câu của Gia Cát Lượng có sự sơ hở giữa ý và lời.Có thể người chê, nhưng không thể phủ nhận tài của Quân Sư.
      Đối với Kỳ Đức cũng vậy.Dựa vào đâu để định mức “Tự cao”? So sánh 10 tuổi với các tuỗi khác, cùng trình độ, cùng thời điểm ư?Cho dù tất cả trước cho là như thế , sau có thể nghĩ khác.
      “Tự cao” ở đây là củng cổ thêm cho câu hỏi :Kỳ Đức họ Nguyễn cho dù cố ý hay vô ý,thực sự làm hay im lặng .nhắm hay mở , hoặc để hay tự ý các thân sĩ chống Pháp làm,hay đời sau mượn danh với bất cứ lý do gì , mà sao lại làm Sấm ký là họ Trần , rồi Đào Tiềm xuất du?
      -Về chữ nghĩa thì bao la ,từ lóng, chuyên nghành, địa phương...Nhưng kẻ mà làm sấm cho vạn dân, bao la biển trời thế mà chỗ quan trọng chiết tự tên lại gần 500 chẳng dân nào tìm được,thậm chí cả từ điển. Hay tam sao thất bản, hay sợ tiểu nhân như cụ Bala “Tôi cho riêng anh biết” , hay thiên cơ không thể lộ như nhiều tiên tr gia khác.Chắc gì NBK đúng, sợ gì?

      2-3 chục năm trước tại Lễ của 1 họ ,có ông đứng đọc gia phả , chi phái , Sấm Trạng Trình , thơ rồi chiết tự .Ông này “có thể 5/6” tuyên bố đời 7/8 trong chi phái sẽ ứng, Nam man Bắc địch đấy .Lại có anh họ Lý “ Lý ơi Lý đi Lý lại về”.anh họ Hà đất thánh đây mà...Vậy còn nhiều bản sấm nhân gian nhé.
      Tôi rảnh rỗi lắm mới la cà tán gẫu trên mạng, biết bài Tự Đức ,gúc gồ bài Kỳ Đồng , rồi Trình quốc công/Phùng thượng thư lưỡng gia sấm thuyết –bản AB.192 –TVQG
      Có Hán nôm,dịch VN và nhiều sách khác có thể anh quan tâm .

      http://findit.library.yale.edu/catalog/digcoll:38174

      Xóa
    7. Cảm ơn anh về link của Thư Viện Số Đại Học Yale, một đại học có nhiều sinh viên ảnh hưởng lớn trên thế giới!
      Chúng tôi không phải là Trạng Trình, nên cũng không hiểu Trạng nghĩ gì khi làm Sấm Ký. Nhưng qua câu trả lời của Lưu Bá Ôn với Minh Thái Tổ, có thể đoán được phần nào. Đại khái "Đức vua hỏi, hạ thần phải trả lời (vì biết mà không trả lời là tội khi quân, sẽ bị chu di). Nhưng, tiết lộ Thiên Cơ, tội của thần không nhỏ. Xin đức vua ban miễn cho tội chết, thần mới dám nói (để tránh việc lộ Thiên Cơ, và khi quân không bị chu di).
      Việc đúng hay sai, chờ lịch sử phán xét. Và nhiều khi như thế nào là đúng, như thế nào là sai, chưa biết lúc nào mới có câu trả lời.

      Xóa
    8. Chào bác viên thông!

      Theo vốn từ hạn hẹp của cháu thì câu "Mộc hạ đinh liên khẩu" là ám chỉ chữ Hà: 苛. Vì ở dưới cây thường có cỏ nên cháu nghĩ tới bộ Thảo: 艹. Sau đó, cháu tra từ điển chữ nôm thì đúng là có chữ này. Cháu mong nhận được góp ý từ bác, vì cháu đang muốn nghiên cứu sấm của Trạng ạ!

      Cám ơn bác đã viết blog này!

      Xóa
    9. lethaihien12797
      Cứ thoải mái đi, việc gì phải gò bó. Chúng tôi chưa biết trả lời bạn thế nào, bởi chúng tôi cũng chưa biết thế nào là phải. Mộc mà suy thành Thảo, kể ra hơi gượng ép. Theo lệ như bài Sấm Cây Gạo, thì Mộc là Mộc thôi. Nhưng đấy là bàn vậy, chưa thể kết luận chắc chắn. Kẻ khá giả, suy nghĩ muôn việc, cũng sẽ có việc sai; người kém cỏi suy nghĩ muôn việc, cũng sẽ có việc đúng.

      Xóa
  7. B.Đọc ở đâu đó có người gép chữ
    Thánh nhân danh -Mộc hạ châm châm/trâm trâm/liên đinh khẩu
    Nghĩa là 2 chữ mộc gắn dưới 2 chữ khẩu -槑 họ Mai.
    Tôi tra từ điển thì đó là chữ Mai ngày xưa và trích "Nay gọi quan Tể tướng là điều mai 調梅 hay hòa mai 和梅 là bởi ý đó."
    Phải chăng? Bạch Xỉ Ngọ tuế vi quốc sư -Có ông Bạch Xỉ điều hòa hôm mai.

    Trả lờiXóa
  8. Bạch xỉ, bạch ứng với màu trắng, hành kim, ứng với hình tròn tức chữ viên. Xỉ ứng với khiêm nhường, khiêm dể dung hoà ứng chữ dung. Cổ đỉnh kim hà định, lục thất cựu đế thành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một óc tưởng tượng phong phú, suy luận theo hướng không ngờ, chờ thời gian chứng thực.
      Khi vua Tống hỏi Trần Hi Di về quốc vận, Hi Di tiên sinh trả lời "chỉ phạ ngũ Canh đầu-chỉ sợ đầu Canh năm". Thời Tống đã thay đổi, 1 đêm chia làm 5 canh giờ chuyển thành 1 đêm chia làm 6 canh giờ. Tiếc rằng đó là việc vô nghĩa. Nhà Tống bắt đầu từ năm Canh Thân, được 5 lần Canh Thân thì nhà Tống mất. Mỗi một Canh Thân là 60 năm, 60*5=300 năm.

      Xóa
    2. Nếu có người hỏi tôi, tôi sẽ trả lời: chỉ phả nhật tam kê...

      Bác viên thông dịch tất cả các chữ trong địa đồ được không? Để mọi người cùng nghiên cứu, biết đâu có ý tưởng gì?

      Xóa
  9. Khỉ đòn vừa gặp lũ dê..hầu ngộ thanh dương... Theo tôi các cụ làm sấm suy luận về chính trị còn được, Kinh tế thì không thể, hiện tại năng xuất lao động cao. Dù có hạn, mất mùa, thiên tai cũng không đói kém như các cụ suy luận..còn truyện ngồi thiền nhìn qua các tầng không gian thì...

    Trả lờiXóa
  10. TRần Công chưa chắc đã là họ Trần?

    Trả lờiXóa
  11. TRần Công chưa chắc đã là họ Trần?

    Trả lờiXóa
  12. mộc hạ liên đinh khẩu là chữ 架 giá thuộc bộ mộc 木.

    Trả lờiXóa
  13. thủy trung tàng bảo cái.
    thủy trung chiết tự là chữ 沖 trùng, xung: vui hòa, sâu xa đồng âm cùng nghĩa ám chỉ sông (ngòi).
    thủy trung tàng bảo cái nghĩa là con sông sâu xa (tàng), quí giá (bảo), lớn (cái).
    Có hai ứng cử:
    Sông Mã với tên cổ là Sông Mạ (sông mẹ, Mã là phiên âm theo chữ Hán).
    Sông Hồng với tên cổ là Sông Cái.

    Trả lờiXóa
  14. Tại sao mọi người cứ xoắn câu .mộc hạ....khẩu. vào cái tên.biết đâu là diện mạo thì sao nhỉ....

    Trả lờiXóa
  15. Từ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan,Nguyễn Thiếp,Nguyễn Văn Cẩm,.. đến nay , lời sấm tin tri này cứ xoắn xoáy quanh cái Danh là Nguyễn, Trần & Mộc (bộ Mộc)!
    Cũng lại xoắn xoáy quanh năm sinh xuất Ngưu Tinh, Phá điền, Sửu phương, Ngưu Lang ,bài sấm kí bí truyền này thì nói trắng ra Quý Sửu .
    Còn diện mạo thì cuối bài có nói là đạo đức nên tìm rộng ra các chương, các câu..
    Lời sấm có đúng hay không là chuyện khác, nhưng để mà gán ghép thì sao mà chả được .Như đầu, tay, chân có chữ Vương, khẩu chỉ miệng ...
    Thực chất dù có bị chỉnh sửa thêm bớt bởi mục đich nào đó, theo tôi, những phần Sấm Nho/nôm từ nhiều bản khác nhau đều cùng ẩn chứa chung một tiên đoán .Có hay không thống nhất được là thuộc phần khách quan, suy luận của người đoc.
    Mộc, Nguyễn, Trần và nhiều xuất xứ ,hình, quê... sấm đã viết Tầm Chương Trích Cú!
    + Có 1 câu naỳ nhờ anh Viên Thông ngoài việc dich thuật trung thực , thử suy xét:
    "Nhất Tự Tam Nhân Đồng
    Nguyệt Vô Thuỷ Vô Hoả
    Thử Thánh Nhân cho danh."
    Trước chữ Nguyệt là chữ gì ?
    Một chữ mà ba người cùng, ba chữ nhận , ba phần bằng nhau hoăc 1 chữ bao gồm 1 sức mạnh,1 tập thể, 1 sự thống nhất....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần có chính văn chữ Hán mới được.
      1.Chữ Hán có nhiều chữ có 3 chữ Nhân 人.
      2.Mặt trăng không có nước có lửa- không rõ ý là gì
      3.Câu này lộn xộn, nửa ta nửa tàu, đầu Ngô mình Sở.
      Từ câu 3 có thể tạm suy luận: người chế tạo ra 3 câu này giả thần giả quỷ, trình độ lại có hạn => khó có thể làm cho thiên hạ tin được.

      Xóa
    2. 一字 三人同
      月無水無火
      ?圣人? 名
      Trích từ Phùng Thượng Thư Ký của cụ Nghè Bân do Nguyễn Thiên Thụ dich.Bản chụp có thể nhìn được trên internet.
      Nếu Song thiên vô nhật nguyệt dịch là chữ quý , thì câu trên dịch là chữ Nguyệt đơn thuần .
      Tôi cũng thấy câu này không hợp lắm, nhưng trích từ 1 ngữ cảnh:
      Thi vân:
      Thiên hạ phân phân nhiễu nhiễu nhương,
      670. Thùy tri thánh đế tại hà phương.
      Hiền nhân dục thức vi thần phụ
      Bất tại man hương tại địch hương.
      Nhất tự tam nhân đồng,
      Nguyệt vô thủy vô hỏa
      675.Thử thánh nhân cho danh.
      Hữu thi
      Giang đông ngạn thượng đản tầm thường
      Bị khởi trần lăng tác đế vương.
      Thiên hạ đô lai quy nhất thống
      Thử niên xuất trị vĩnh diên trường.

      Câu trước & câu sau của 3 câu này cũng ý giống như Phùng Thượng Thư ký ở TVQG mà anh đã dich.
      Chỉ có điều "Người Đản tầm thường trên bờ sông Giang Đông".Google thì thấy, người Đản thì thường là Quảng Đông, Phúc Kiến thường sống bằng nghề đánh cá & mò ngọc trai. Một số sử gia như Tạ Chí Đại Trường, Trần Quốc Vượng...cho rẵng các Vua VN ta là Đinh Bộ Lĩnh, Mạc Đặng Dụng, Trần Thái Tông đều xuất xứ từ người Đản ,một trong nhiều dòng Bách Việt chưa bị Hán hoá ....
      Đoạn thơ này là một trong nhiều câu có thể suy luận ra sự thống nhất ý của nhiều bản ...Có thể còn chờ những bản Nôm khác trong TVQG Việt Nam, dân gian ủng hộ thệm

      Xóa
    3. Anh dẫn nguồn chúng tôi mới rà soát lại, và đã phát hiện ra điều trước đây không để ý, vì chỉ xem lướt qua.
      -Việc phiêm âm Phùng Thượng Thư Ký của cụ Nghè Bân có nhiều chỗ phải xem xét lại, theo ý chúng tôi là chưa được chính xác, có chỗ chấm câu nhầm. Ở đây thấy đề do Trương Quang Gia phiên âm.
      -Ảnh scan bị thiếu trang 2, trang 2 và trang 3 giống nhau, cùng là trang 3 mà thôi.
      Anh ở Bắc Mỹ, có thể liên lạc với chủ blog, đăng đầy đủ, hoặc bằng cách nào đó, chúng tôi sẽ phiên âm lại, anh sẽ thấy sự khác biệt.

      Xóa
    4. Tôi có email cho ông Nguyễn Thiên Thụ .
      Ông nói : Rất đáng quý khi đươc chỉ ra sự sai lỗi.Phiên âm chữ nôm là chuyện khó vì mỗi người nghĩ mỗi cách. Rất hoan nghênh anh dịch bản Phùng thượng thư ký, chúng tôi sẽ đăng vào tập Sấm Ký Trạng Trình Toàn Tập.

      Xóa
    5. Ông Thụ còn nói.
      Khi nào phiên âm xong, xin chuyển về : sontrung@yahoo.com

      Vậy khi nào thư thả rảnh rỗi, anh Viên Thông dịch chú chuyển cho ông Thụ & trình làng cho bạn đọc gần xa chiêm nghiệm nhé .
      Sự giống ý ở trong bản PTT tại TVQG là:
      Thánh sinh Nguyễn thị Mộc lang
      Nam Man, Bắc Địch ra phương lạ lùng

      Xóa
    6. Chúng tôi đã nhắn ở dưới bài viết trên trang sontrungthutrang, chủ blog đã chỉnh lại, nhưng vẫn thiếu ảnh trang 2, còn phiên chú thì cũng không khó khăn lắm, vì dựa trên nền tảng cũ. Anh có thể liên lạc với ông Nguyễn Thiên Thụ đăng nốt trang 2, chúng tôi phiên âm lại sẽ gửi cho ông xem. Ở đây chỉ thuần túy về mặt học thuật, giúp những người không am hiểu nhiều về văn tự hán nôm rộng đường xem xét mà thôi.

      Xóa
    7. Thấy ông ấy nói sửa xong rồi ,nên không chú ý , nay tôi mới nhìn lại ....
      Có phải trang 2 là phần bên phải bị cắt chỉ có 3 hàng (3 hàng 1/2 xen kẽ ?)

      Xóa
    8. Đúng rồi, tức là trang 3 chụp thì lan sang trang 2 khoảng 3 dòng đứng, tuy rằng hơi mờ nhưng vẫn đọc được, còn phần không có thì chịu. Thực ra cũng không quan trọng lắm, vì tương tự như bản 2 của Thư Viện Quốc Gia mà chúng tôi đã phiên âm. Qua đây chúng tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Thiên Thụ không biết nhiều về hán nôm.

      Xóa
    9. Sao bác Viên Thông lại biết cái bác Nặc danh này ở Bắc Mỹ vậy, hay chỉ đoán mò?

      Xóa
    10. Nặc danh 23:27 17 tháng 9, 2017
      Đoán mò ấy mà, vì hôm ấy ăn ốc. Với lại sai sót khi gõ, Bắc Mỹ Thuận thì phải.

      Xóa
  16. năm nay 2017 có 2 tháng 6 phải không quý vị,chờ ăn tết chắc lâu hơn mọi năm

    Trả lờiXóa
  17. Đến năm dê mọc hai sừng, càng thêm khiết lận bởi gừng chua cay..

    Trả lờiXóa
  18. Ý kiến hay, đáng để suy ngẫm. Lâu là so với đời người, mau là so với quốc vận. Chẳng qua là "Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe", vì "chỉ lộ vô xa cộng nhất đoàn", đến ngã ba đường, không có phương tiện, cũng chẳng biết đi lối nào, mà thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Hôm nay 2019 tôi mới vào đây, nhiều câu sấm liên quan đến Thánh Nhân được giải rồi, tôi giải được mấy câu trên trang tuvilyso.org. Tôi nghĩ có người trong giới tu luyện đã hiểu Sấm nhưng vì thiên cơ lúc đó chưa tới nên không giải thăng ra xin đọc bản minh điền 1948. Hiện nay thiên cơ lộ rồi, hy vọng có thể trao đổi vói bác. Mail của tôi là thuongdongthon@gmail.com

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào mừng đến với trang nhà của chúng tôi với tấm lòng ấm áp nhất!
      Rất mong bác có được niềm vui khi dạo chơi ở đây.
      Chúng tôi là người thường, nhân khi rỗi rãi, có xem xét qua ý kiến của các bậc khá giả trên đời, góp nhặt lại, nhân thời đại kỹ thuật số, mới liều đăng lên mạng toàn cầu, nhằm chia sẻ với những người có hứng thú với việc này.
      Do khả năng có hạn, sợ rằng có những tư tưởng "quá cao siêu", bản thân chẳng thể tiếp thu nổi, cũng chẳng dám kêu ca gì, âu cũng là do nghiệp chướng từ kiếp trước mà thôi.
      Rất cảm ơn thịnh tình của bác, và vì sự đánh giá quá cao của bác về chúng tôi. Nếu chúng tôi, hoặc các vị khách ghé thăm, có viết điều gì đó chưa phải, mong được bỏ qua.

      Xóa
    2. Trang Tuvilyso đăng bài quảng cáo cho Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí, kể cũng lạ mà chẳng lạ. Trường học ở Hà Nội còn giăng biểu ngữ của Pháp Luân Công, ấy là vì Tiền. Một biến thể của Bạch Liên Giáo, dạng như Bát Quái Quyền, Nghĩa Hoà Đoàn .... Hữu xạ thời tự nhiên hương, cái loại tầm thường thuốc dấu bán rao.

      Xóa
    3. "Danh MỘC HẠ LIÊN ĐINH KHẨU" là viết chữ "Tử" bên dưới chữ "Mộc" là chữ "Lý".
      "Nhất tự tam nhân đống, nguyệt vô thủy vô hỏa , ấy là danh Thánh Nhân".
      Nhất tự Tam nhân đồng là chữ Sâm bằng ba chữ "Mộc", một chữ "mộc" là ghép bởi chữ "Nhân" và chữ "Thập". chữ SÂM là ba chữ "Nhân Thập".
      "Nguyệt vô thủy vô hỏa" là bỏ chữ "nguyệt" bỏ chữ "khẩu" còn chữ "tử".
      Nhất tự tam nhân đống, nguyệt vô thủy vô hỏa - là chữ MỘC TỬ - họ LÝ.
      "BẤT TẠI MAN HƯƠNG TẠI ĐỊCH HƯƠNG" là bắc Trung Quốc.

      Xóa
  20. “Như Thần như Thánh diệc như tiên
    Ngã thị Nam bang nhất Trạng nguyên
    Ngô kiến Ngô dân Ngô vĩnh thán
    Ngô gian Ngô địa lạc Ngô thiên”

    Tạm dịch :
    “Như Thần như Thánh lại như Tiên
    Ta là Nam bang nhất Trạng nguyên
    Thấy Ngô, dân Ngô, nước Ngô ca ngợi mãi
    Nhà Ngô, đất Ngô lạc trời Ngô”

    Trả lờiXóa
  21. Năm 473 TCN, Việt vương Câu Tiễn đánh bại Ngô Phù Sai, nước Ngô bị nước Việt tiêu diệt.

    Trả lờiXóa
  22. Thiên hạ phân phân nhiễu nhiễu nhương,
    thùy tri thánh đế tại hà phương.
    hiền nhân dục thức vi thần phụ
    bất tại man hương tại địch hương.
    Nhất tự tam nhân đồng,
    nguyệt vô thủy vô hỏa
    thử thánh nhân chi danh.

    Chữ Hán này là "chi" - 之 không phải là "cho": Thử Thánh Nhân chi danh - ÂY LÀ DANH THÁNH NHÂN.

    Trả lờiXóa
  23. Chữ "Sâm" - 森 , chữ "nguyệt" - trăng - 囝, lấy 1/3 của chữ sâm , bỏ chữ "khẩu" - 口 của chữ nguyệt đi thành ra chữ "lý" -李 - MỘC TỬ , Danh ThÁNH NHÂN là Mộc Tử - Lý thị.

    Trả lờiXóa
  24. "Chó sủa ầm ĩ mùa đông
    cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
    heo kêu tình thế lâm nguy
    quỷ vương chết giữa đường đi trên giời
    chuột sa chĩnh gạo nằm chơi
    trâu cáy ngốc lại chào đời bước ra
    hùm gầm khắp nẻo gần xa
    méo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
    rồng bay năm vẻ sáng ngời
    rắn qua sửa soạn hết đời sa-tắng
    ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
    cha con dòng họ thầy tăng hết thời"

    (liên mậu kỷ canh tân nhâm quý giáp ất bính)

    Trả lờiXóa
  25. Xem ra nặc danh Cát Đằng lì lợm nhét chữ vào mồm người khác ở khắp nơi để cổ súy cho Lý hồng chí giáo chủ pháp luân công,thôi nhé cátđằng,ông Trạng không có rảnh viết cho ngoại bang nhé,đừng làm dơ bẩn trang viendung nhé,ông không sợ quỷ thần dẫn ông về nơi ông phải về sao hử?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ để đấy cho vui. Chỗ này, nhiều quý khách có trình độ về nhiều món, thi thoảng ghé qua, để họ xem. Mà đôi khi, nói vậy mà không phải vậy!
      Sáng nay, gặp một bà chủ cửa hàng. Sau một hồi nói chuyện, bà ấy bảo, ông này nên học Pháp Luân Công, chắc do nhìn thấy mặt mình trông đần đần chăng. Chúng tôi bảo môn ấy không học. Bà ấy bảo, ông u tối do nghiệp, không gặp được duyên lành. Chúng tôi bảo, bà này nói nghe gớm, tôi không tin Lý Hồng Chí. Bà ấy mặt đỏ phừng lên, ông này nói vậy phải tội, đã không biết, lại còn nói vậy, mắc tội với Phật!!! Chúng tôi thấy hơi gay, lại có cả bạn, là bạn hàng của bà ta cũng ở đấy, nên bảo, thôi, bà tin theo xin cứ việc, còn tôi không tin là việc của tôi, không nói chuyện này nữa, mất vui. Nhưng bà ấy vẫn nói với bạn chúng tôi, ông này dốt. Chúng tôi bảo, bà biết gì về giáo lý của Lý Hồng Chí. Người ở đâu, ngày sinh giờ đẻ thế nào, mấy vợ mấy con ..v.v.. Bà ấy bảo chả cần biết! Chúng tôi bảo, đã bảo thôi không nói chuyện này, mất đoàn kết.
      Đến trưa, bà ấy còn nhắm người bảo, ông này vừa dốt, vừa bảo thủ. Đúng là nghiệp nặng.
      Lại việc bà bạn, 1 tuần sau vụ chùa Ba Vàng, đồng bọn gặp nhau có việc, hỏi lâu nay sao không thấy. Bảo toàn gặp vào giờ tôi luyện công, không đi được. Chúng tôi nghĩ thầm, rồi hỏi, học Pháp Luân Công à. Bà ấy bảo, thì sao, cứ có niềm tin là khỏi bệnh! Chúng tôi bảo, ấy là hỏi thăm vậy. Nhưng tuần sau, bà bạn này không học môn ấy nữa.
      Nhân chuyện sáng nay, nên mới có vài lời. Nghe ra có vẻ đáng ngại thực, toàn mấy ông mấy bà mù tịt, mà cứ như La Hán, Bồ Tát, thay Phật trỏ đường cho chúng sinh. Nhưng đấy cũng là Vận Trời. Nếu không, Nghĩa Hòa Đoàn, Phan Xích Long làm sao khiến mọi người tin vào phép không sợ binh khí của mình. Đao thương bất nhập, nên chết như rạ.
      Không bị bệnh tật, sao đơt dịch cúm 2020 này, không thấy Lý Hồng Chí diệu chuyển Pháp Luân, cứu độ chúng sinh. Và cũng thấy im ắng không ho he lên tiếng gì cả. Trong khi các giáo chủ các tông giáo khác đã lên tiếng cả.

      Xóa
    2. Bà chủ cửa hàng nói trên, không hiểu có phải do Pháp Luân Công không, đã phải nhập viện Tâm Thần điều trị 2 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2023, không thấy sư phụ Lý Hồng Chí đến cứu.

      Xóa
  26. Theo mình thì phải tìm cái tên nào có chữ mộc ở phía dưới , ứng với câu mộc hạ. Sấm trạng có nói đây là thiên tử tức là phải là tương ứng với các vị vua người xưa. Thánh nhân này tương đương với chức vụ rất cao, chứ k phải ông họ lý nào khác, người này phải ở phía bắc việt nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây này, sự nghiệp của thánh nhân đây này....

      Ðụn thóc, cây tiền, kho giáo dưỡng
      Gậy thần, sách ước, vốn kinh doanh,
      Sồng Hằng, nước Hán đều quy lại,
      Ðảo Úc, tầng A cũng phục quanh,
      Ruộng đất muôn xưa nhà Bách Việt,
      Hồng Bàng còn để mối tân canh.

      Như vậy là toàn bộ Ấn độ, Trung quốc, Đông nam á, châu úc... đều sẽ quy lại thành một mối.

      Xóa
    2. Người đó chắc giờ hãy còn ít tuổi, chưa xuất hiện. Thánh nhân có lẽ không phải họ nguyễn, nhưng chắc chắn k phải ông họ lý bên trung quốc. Đây là dự đoán của trạng về 1 vị lãnh tụ tương lai của việt nam thì đúng hơn

      Xóa
  27. Dịch Cúm Tàu to thế vậy, Sấm Trạng liệu có nói đến không? Có mấy câu, ngờ liên quan tới việc này, chờ xem liệu có ứng nghiệm, mới dám bàn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 121.thời là Thiên vận luân hồi
      122.Thiên sầu Địa thảm lòng người chưa an
      (Tý niên tam xuân bất kiến nhật nguyệt)
      123.Trời sai Quỷ sứ dọn đường
      124.để cho Thánh xuất Khảm phương thời này.
      "Tý niên tam xuân bất kiến nhật nguyệt-năm Tý, ba Xuân không nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng."
      Ứng với dịch Covid chăng?
      Tam Xuân = 3 năm, từ năm Tý 2020, đến năm Dần 2022, cấm ra ngoài, nằm ru rú trong nhà, sao thấy được mặt Trời, mặt Trăng ...!

      Xóa
  28. Hợi nguyệt Quỷ Hầu xuất 11.2019

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hợi nguyệt Quỷ Hầu xuất,
      Chấn, Đoài cương bất trương.
      Khỉ Quỷ ra ở tháng Hợi,
      Chấn (Đông), Đoài (Tây) đều không mở ra.
      Không biết ứng nghiệm ra sao?

      Xóa
    2. caythi
      Hầu=Khỉ, ngộ nhỡ là Thân thì sao nhỉ.

      Xóa
  29. Cuối năm thấy nhiều biến động, nên xin một quẻ dịch cho vận Nước thấy quẻ có liên quan đến Mão Thìn Tỵ. Cảm giác bất an đi tìm lại Sấm Trạng. Tìm mãi không thấy bản chữ Hán. 😥

    Trả lờiXóa
  30. Mình không phải nói gì xa, mình nhìn mình biết cứ là Tướng quân sẽ nắm triều đình chuẩn. Phúc của người “Thánh Nhân” Banf Thạch Khê ấy sẽ phát sớm thôi. Cả dòng họ học giỏi, tài Đức như thế thì sẽ lãnh đạo đất nước bình an mãi mãi. Con rể, con gái ông cũng giỏi, học cao lên là Tiến sĩ. Cứ tin tôi là ông sẽ là Hồng phúc 1000 năm thịnh vượng. Tôi yêu ông!

    Trả lờiXóa